Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thuốc giảm đau - “con dao hai lưỡi” đối với sức khỏe

Ðau nhức là triệu chứng rất phổ biến của nhiều bệnh và chấn thương thể chất. Khi cơn đau quá dữ dội hoặc kéo dài, người bệnh thường tìm đến Thuốc giảm đau để làm dịu cảm giác khó chịu đó.

ðau nhức là triệu chứng rất phổ biến của nhiều bệnh và chấn thương thể chất. khi cơn đau quá dữ dội hoặc kéo dài, người bệnh thường tìm đến Thuốc giảm đau để làm dịu cảm giác khó chịu đó. tuy có thể giúp làm giảm các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính, nhưng việc sử dụng Thuốc giảm đau có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe về lâu dài.

Hiện có nhiều loại Thuốc giảm đau mà người bệnh có thể tự mua về dùng. trong đó, 2 loại phổ biến nhất, có thể được phép bán không cần đơn là paracetamol và nhóm kháng viêm không chứa steroid (nsaid). nếu sử dụng đúng liều và thời gian khuyến cáo, Thuốc giảm đau nhìn chung an toàn cho người dùng. nhưng việc tự ý dùng và lạm dụng loại Thuốc này về lâu dài có thể mang đến những tác hại khôn lường, điển hình như sau:

+ tổn hại gan. Thuốc giảm đau thường đi kèm nguy cơ tổn thương gan, đặc biệt là paracetamol. nguyên do là quá trình chuyển hóa paracetamol trong cơ thể sẽ sản sinh peroxit, chất có thể gây độc cho gan. với paracetamol, liều tối đa ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi là không quá 4g/24 giờ (8 viên paracetamol 500mg), mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ. với trẻ nhỏ, liều tối đa thấp hơn nữa và tùy theo cân nặng. tuy vậy, những người thường xuyên uống rượu hoặc mắc bệnh gan cũng có thể bị tổn thương gan dù dùng paracetamol ở liều thấp hơn.

+ suy thận. bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp có thể bị tổn thương và suy thận sau khi dùng một số Thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen. do Thuốc giảm đau ức chế sự tổng hợp prostaglandin, việc dùng lâu dài dễ dẫn đến suy thận.

+ ðau và loét bao tử. các loại Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc bao tử. ðiều này cũng dẫn đến loét và chảy máu từ các vết loét sẵn có trong đường ruột. người trên 65 tuổi, có tiền sử loét bao tử, đang uống Thuốc trị mỡ máu, Thuốc kháng viêm hoặc uống rượu thường xuyên cần hỏi bác sĩ trước khi dùng Thuốc giảm đau.

+ Kích ứng bao tử. Ðây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất, đặc biệt là khi uống Thuốc lúc đói. Ðiều này có thể dẫn đến nôn mửa do tăng tiết axít trong bao tử. Nếu bị trào ngược axít, bạn nên cẩn trọng dùng Thuốc giảm đau.

+ Làm nặng thêm chứng trầm cảm. Thuốc giảm đau có thể làm giảm hiệu quả của Thuốc trị trầm cảm. Do vậy, người bị trầm cảm và đang dùng Thuốc điều trị nên tránh sử dụng Thuốc giảm đau thường xuyên.

+ Sẩy thai. Thai phụ sử dụng Thuốc giảm đau ở giai đoạn 20 tuần đầu tiên dễ bị sẩy thai hơn. Theo một nghiên cứu, Thuốc giảm đau tác động đến các hoóc-môn kích thích chuyển dạ trong thai kỳ, dẫn tới sẩy thai. Vì thế, các chị em đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Thuốc giảm đau.

+ chảy máu. những loại Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể làm loãng máu. tác dụng này có lợi cho người có vấn đề về đông máu và bệnh tim. nhưng người đang dùng Thuốc làm loãng máu (bao gồm coumadin) nên tránh dùng Thuốc giảm đau, vì có thể gây loãng máu thêm và chảy máu quá nhiều.

+ Nghiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng Thuốc giảm đau dựa trên opioid có thể gây nghiện. Do đó, việc tự ý dùng Thuốc giảm đau liên tục mà không có chỉ định từ bác sĩ có thể gây hại cho cuộc sống cá nhân cũng như công việc của bạn.

+ Các vấn đề về tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng NSAID làm tăng nguy cơ đau tim chỉ sau vài tuần sử dụng. So với người không sử dụng NSAID, người sử dụng nhóm Thuốc giảm đau này có nguy cơ bị đau tim cao hơn từ 20- 50%.

Lưu ý từ chuyên gia

Uống Thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời vì bạn vẫn phải điều trị dứt điểm căn bệnh gây đau đớn cho bản thân. Chỉ nên sử dụng Thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và đi khám lại khi thấy có cơn đau. Khi được kê đơn, bạn cần khai chi tiết bệnh sử cá nhân, cơ địa dị ứng hoặc tình trạng đường ruột để bác sĩ lựa chọn loại Thuốc giảm đau thích hợp. Không dùng lại Thuốc cũ hoặc chia sẻ cho người khác.

Lưu ý là tác dụng khử nước của Thuốc giảm đau có thể dẫn đến táo bón - một triệu chứng mà nhiều người không nghĩ là do Thuốc giảm đau. Mặt khác, cần hạn chế uống rượu khi dùng Thuốc giảm đau, vì rượu có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của Thuốc và cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

AN NHIÊN (Theo Boldsky)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/thuoc-giam-dau-con-dao-hai-luoi-doi-voi-suc-khoe-a140551.html)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY