Khoa học hôm nay

Thực hư bộ tộc ăn thịt người trong thư của Christopher Columbus: Nghiên cứu năm 2020 bị phản bác!

Trong những lá thư của mình vào cuối thế kỷ 15, Christopher Columbus gọi thổ dân Carib là những kẻ ăn thịt người.

Một nhóm các nhà nghiên cứu mới đây đã lên tiếng phản bác quan điểm rằng có một bộ tộc ăn thịt người theo như lời kể của christopher columbus.

Họ cho rằng, nghiên cứu trước đây, trong đó có một nghiên cứu năm 2020, đã đưa ra những cáo buộc không có cơ sở khi chứng minh có một bộ tộc ăn thịt người xâm chiếm miền bắc caribe vào năm 800.

Vậy nghiên cứu năm 2020 đã nói gì?

Trong bức thư gửi lại tây ban nha, christopher columbus cảnh báo rằng, những người arawaks ôn hòa đang bị tấn công bởi những kẻ cướp người carib, chúng "bắt cóc phụ nữ và ăn thịt đàn ông".

Người carib, còn được gọi là kalinago, là một bộ tộc bản địa thống trị các vùng của caribe vào thời điểm columbus đến.

Trong lịch sử, người ta cho rằng người Carib đến từ Nam Mỹ nhưng gần đây, các chuyên gia tin rằng họ xuất hiện sau khi làn sóng người di cư khỏi đất liền tạo ra một cộng đồng đa văn hóa. Arawaks và Carib là kẻ thù của nhau, nhưng họ thường sống cạnh nhau và có một vài trường hợp kết hôn trước khi mối thù huyết thống nổ ra.

Mặc dù tuyên bố của Columbus từ lâu đã bị nghi ngờ bởi các nhà khảo cổ học, nhưng một số nghiên cứu, trong đó có nhóm của Ann Ross, tin rằng bức thư này là có cơ sở.

Những mảnh gốm được các nhà nghiên cứu sử dụng (ảnh: daily mail)

Cụ thể, ann ross, đồng tác giả của nghiên cứu năm 2020 và là giáo sư khoa học sinh học tại đại học bang north carolina, đã sử dụng các điểm mốc 3d trên khuôn mặt, chẳng hạn như kích thước của hốc mắt và chiều dài của mũi, để phân tích hơn 100 hộp sọ có niên đại từ khoảng năm 800 đến 1542.

Bà nói: "Những điểm mốc này có thể đại diện di truyền và xác định quan hệ của những tộc người này. Phân tích không chỉ tiết lộ ba nhóm người Caribe riêng biệt, mà còn cả các tuyến đường di cư của họ".

Nghiên cứu năm 2020 cũng chỉ ra một loại gốm độc đáo, được gọi là meillacoid, xuất hiện ở hispaniola vào năm 800, jamaica vào khoảng năm 900 và bahamas vào khoảng năm 1000. từ những bằng chứng trên, nhóm đã kết luận "những kẻ xâm lược carib đã di chuyển và là bộ tộc ăn thịt người như trong bức thư của columbus".

Nhận định của Colombus về "bộ tộc ăn thịt người" đã sai ở đâu?

Christina giovas, một nhà khảo cổ học môi trường tại simon đại học fraser ở british columbia và các đồng tác giả một công trình nghiên cứu đã đưa ra một tuyên bố mới, phủ nhận giả thuyết tộc carib ăn thịt người.

Trong bức thư gửi về tây ban nha, christopher columbus (giữa) cảnh báo những người arawak ôn hòa (bên phải) đang bị tấn công bởi những kẻ cướp người carib (ảnh: daily mail)

Một nhóm 10 học giả — bao gồm fitzpatrick, giovas và nhà nhân chủng học tom leppard tại đại học bang florida ở tallahassee — đã nghiên cứu bài báo năm 2020 và họ chỉ ra rằng phương pháp luận và phân tích vẫn còn thiếu sót.

Fitzpatrick cho biết hai bằng chứng quan trọng được keegan và các đồng nghiệp của ông trích dẫn là "không có cơ sở về mặt khoa học". các nhà nghiên cứu cho biết, vấn đề chính trong báo cáo năm 2020 là nó không tính đến số lượng, niên đại và bối cảnh khảo cổ của các hộp sọ.

Khoảng 85% hộp sọ mà nhóm của keegan nghiên cứu không có niên đại cụ thể và chỉ được gán cho phạm vi 500-700 năm. đồng thời bốn hộp sọ từ venezuela trong nghiên cứu đầu tiên không xác định được tuổi tác, vị trí và mối liên hệ văn hóa, và chúng không có khả năng đại diện cho sự đa dạng sinh học của khu vực.

Họ cũng khẳng định không có bằng chứng khảo cổ học nào liên kết đồ gốm Meillacoid được tìm thấy ở bắc Caribe với sự mở rộng của người Carib.

Fitzpatrick cũng bác bỏ quan điểm người dân đảo ăn thịt đồng loại. nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết lời đồn này thực chất dùng để biện minh cho việc khuất phục người bản địa.

Ông nói: "Những câu chuyện cổ này không có cơ sở về mặt khoa học".

Trên thực tế, Columbus đã viết rằng "các dân tộc bản địa nghĩ rằng ông là người Carib". Về vấn đề này, kết luận về tục ăn thịt đồng loại của người Carib là hoàn toàn không có cơ sở. Vấn đề nằm ở những người giải thích nó.

Về vấn đề này, các nhóm nghiên cứu cho biết họ cần thời gian để tiếp tục tìm hiểu và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/thuc-hu-bo-toc-an-thit-nguoi-trong-thu-cua-christopher-columbus-nghien-cuu-nam-2020-bi-phan-bac-82021590855144.htm

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thuc-hu-bo-toc-an-thit-nguoi-trong-thu-cua-christopher-columbus-nghien-cuu-nam-2020-bi-phan-bac/20210905101835437)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY