Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc chống trầm cảm fluoxetin không dễ dùng

Khi mới ra đời, fluoxetin được coi là Thuốc chống trầm cảm huyền thoại dùng để giải lo âu như một Thuốc an thần và đã tạo ra sự lạm dụng trong giới trẻ
Khi mới ra đời, fluoxetin được coi là Thuốc chống trầm cảm ">Thuốc chống trầm cảm huyền thoại dùng để giải lo âu như một Thuốc an thần và đã tạo ra sự lạm dụng trong giới trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này cho biết, fluoxetin chỉ thực sự có hiệu quả trên một số dạng trầm cảm và là Thuốc không dễ dùng...

Fluoxetin có một số chỉ định nhất định, với cách dùng chặt chẽ trong các trường hợp sau:

Điều trị trạng thái trì trệ kết hợp với lo âu: Sự trì trệ lo âu bao hàm ít nhất 4 trong 8 triệu chứng (thay đổi sự ngon miệng, thay đổi giấc ngủ, tâm thần vận động bối rối, chậm chạp, mất hứng thú hoạt động thông thường, giảm tính dục, tăng sự suy yếu, cảm thấy mình có lỗi, vô dụng, giảm sự tập trung, suy nghĩ chậm hoặc có ý nghĩ hay cố gắng tự sát). Trong điều trị ngoại trú, chỉ định này chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi và hiệu lực chỉ có sau 5 - 6 tuần điều trị. Nếu dùng quá thời gian này, cần phải đánh giá lại lợi ích của Thuốc.

Điều trị trạng thái rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD): Hiệu lực của Thuốc chỉ có sau 3 - 5 tuần dùng Thuốc.

Ngoài ra, Thuốc còn dùng trong trạng thái rối loạn hoảng sợ (PD), trạng thái rối loạn sau chấn thương (PTSD) nhưng hiệu quả không cao.

Như vậy, fluoxetin có những chỉ định khá chặt chẽ chứ không phải dùng cho mọi dạng trầm cảm, liều cho mỗi chỉ định cũng khác nhau (nếu không khám mà tự dùng rất dễ dùng sai, không đúng liều). Mặt khác, fluoxetin phải có một thời gian nhất định mới có hiệu lực đầy đủ (nếu nôn nóng muốn thấy hiệu quả tự tăng liều có thể bị tác dụng phụ).

Khi mới ra đời, Thuốc được nhiều người trẻ dùng để giải lo âu như một Thuốc an thần. Tuy nhiên, ngay với những chỉ định nêu trên thì tính hiệu lực và an toàn cho người dưới 18 tuổi chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Các tác dụng không mong muốn của fluoxetin không hề ít hơn các Thuốc chống trầm cảm dễ dẫn đến Tu tu">Thuốc chống trầm cảm khác:

Khoảng cách giữa liều dùng và liều độc của Thuốc khá rộng: Do ưu thế này, khi mới lưu hành, fluoxetin được đánh giá có tính an toàn hơn nhóm Thuốc trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, những nghiên cứu lâm sàng rộng lớn sau này cho thấy fluoxetin có tác dụng phụ không ít hơn và cũng không nhẹ hơn nhóm Thuốc này. Đáng chú ý, trên một nghiên cứu ở 4.000 người dùng cho hay có 15% phải buộc ngừng Thuốc do các tác dụng không mong muốn bao gồm: gây nhức đầu choáng váng, bồn chồn lo âu mất ngủ, giảm sự tập trung, giảm khả năng suy nghĩ phán xét, giảm các hoạt động; hạ thấp ngưỡng động kinh gây run; giảm T*nh d*c khó xuất tinh, liệt dương; mệt mỏi suy nhược. Khi mới dùng fluoxetin còn rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy và gây phát ban da, ngứa.

Fluoxetin gây tích lũy, chậm thải trừ: Người bình thường sau một đợt dùng Thuốc hoạt tính của Thuốc và các chất chuyển hóa còn kéo dài đến 35 ngày. Khi dùng một liều đơn, người suy giảm chức năng hay bị bệnh gan, chu kỳ bán hủy là 6 - 7 ngày. Với người suy giảm chức năng hay bị bệnh thận, sự tích lũy fluoxetin tăng cao hơn so với người bình thường. Điều này gây nên các tác hại tiềm ẩn khi dùng, đặc biệt là khi dùng với các Thuốc có tương tác với fluoxetin.

Có nhiều tương tác với các Thuốc khác: Dùng chung với các Thuốc trầm cảm khác, fluoxetin làm tăng nồng độ máu của các Thuốc này, gây độc. Ví dụ, dùng fluoxetin chung với các Thuốc IMAO hoặc mới ngừng dùng fluoxetin đã dùng IMAO thì bị sốt, thiếu linh động, co giật cơ, tính không ổn định, khép kín với khả năng thay đổi thất thường dấu hiệu sống, có trạng thái tâm thần bối rối tột độ tới mê sảng, hôn mê. Một vài trường hợp có hội chứng ác tính giống như Thuốc an thần kinh đặc trưng. Với lithi, khi dùng chung, fluoxetin có thể làm giảm hay tăng lithi máu; cả hai trường hợp đều gây hại. Fluoxetin làm giảm sự thải trừ, tăng nồng độ diazepam máu, gây độc. Hay khi dùng với các Thuốc có gắn kết yếu với protein huyết tương thì fluoxetin đẩy các Thuốc này ra khỏi phức liên kết, làm cho nồng độ máu của các chất này tăng lên (như trường hợp coumarin, digitoxin). Khi dùng với các Thuốc có gắn kết mạnh với protein huyết tương thì các Thuốc này đẩy fluoxerin ra khỏi phức liên kết, làm cho nồng độ máu của fluoxetin tăng. Cả hai trường hợp này đều gây độc.

Để dùng Thuốc này an toàn, chỉ dùng trong các chỉ định cho phép, không lạm dụng cho các dạng trầm cảm khác. Nếu dùng kéo dài (trên 5 tuần), phải định kì kiểm tra, điều chỉnh liều (nếu cần thiết). Khi dùng Thuốc, cần kiên nhẫn chờ hiệu quả sau một thời gian (khoảng từ 3 - 5 tuần), không nôn nóng tăng liều. Không dùng cho người dưới 18 tuổi. Không dùng cho người có tiền sử hay đang bị động kinh. Cân nhắc khi dùng cho người suy giảm chức năng hay bị bệnh suy gan, suy thận. Không được dùng chung với IMAO, nếu dùng phải nghỉ dùng IMAO đủ 14 ngày mới được dùng fluoxetin.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-chong-tram-cam-fluoxetin-khong-de-dung-14194.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.