Kinh tế xã hội hôm nay

Thực hư Thuốc trị cúm của Nhật có tác dụng điều trị Covid-19 hiệu quả

(MangYTe) - Chính phủ Trung Quốc cho biết Thuốc trị cúm của Nhật tên favipiravir có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19. Thuốc phát huy tác dụng đối với các triệu chứng liên quan đến virus corona, kể cả viêm phổi, và không có tác dụng phụ đáng kể.

Hôm 17/3, chính phủ Trung Quốc cho biết được phát triển bởi một công ty thuộc tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật có tác dụng trong việc điều trị virus corona, theo Nikkei Asian Review.

Bắc Kinh đã khuyến nghị sử dụng Thuốc Avigan trong việc . Thuốc này được phát triển bởi Fujifilm Toyama Chemical và được bán dưới tên Avigan. Thành phần chính của Avigan là Favipiravir, có khả năng ngăn chặn các gene của virus nhân lên trong các tế bào nhiễm bệnh.

"Nó (Avigan) rất an toàn và rõ ràng có hiệu quả", ông Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ sinh học của Bộ Khoa học Trung Quốc khẳng định trong họp báo.

Fujifilm Toyama đã phát triển loại Thuốc này vào năm 2014. Avigan đã được dùng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Nhật Bản từ tháng 2.

Các thử nghiệm Thuốc Aviga được tiến hành với 240 bệnh nhân của thành phố Vũ Hán và 80 bệnh nhân ở Thâm Quyến. Những bệnh nhân dương tính nCoV ở Thâm Quyến sau khi dùng Thuốc Aviga 4 ngày đã chuyển sang âm tính, trong khi phải mất trung bình 11 ngày cho những người không dùng Thuốc.

Thử nghiệm cũng cho thấy hình ảnh X-quang phổi cải thiện 91% sau khi dùng Thuốc. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ điều trị thông thường, không dùng Avigan, chỉ cải thiện được 62%.

Một thử nghiệm lâm sàng khác ở Vũ Hán cho thấy bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng favipiravir cũng hết sốt trung bình sau 2,5 ngày so với 4,2 ngày ở các bệnh nhân khác. Các triệu chứng ho cũng được cải thiện trong vòng 4,6 ngày - sớm hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng Thuốc.

Chỉ có 8,2% bệnh nhân dùng favipiravir cần hỗ trợ hô hấp, trong khi 17,1% bệnh nhân trong nhóm đối chứng phải dùng máy để thở.

Video "Sự thật về bản đồ cảnh báo dịch Covid-19 tại Hà Nội". Nguồn: VTC Now.

Trái ngược với sự tiếp nhận ở Trung Quốc, Avigan không được dùng phổ biến tại Nhật Bản. Thuốc này đã được phê duyệt theo quy định vào năm 2014 và chỉ được sử dụng nếu chính phủ dùng để điều trị bệnh cúm tái phát hoặc một loại cúm mới. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý không sử dụng Avigan cho phụ nữ có thai để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm của Hàn Quốc cũng quyết định không nhập khẩu Avigan sau khi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng không có đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh Thuốc có hiệu quả, theo Yonhap.

Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:

- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.

- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Thảo Nguyên (Theo Yohap)

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/thuc-hu-thuoc-tri-cum-cua-nhat-co-tac-dung-dieu-tri-covid-19-hieu-qua-1356447.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY