Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thực hư việc nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ?

Sau sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ thử thách nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ. Cách này liệu có đúng?

Mấy ngày nay nhiều trang mạng chia sẻ về thử thách nhắm mắt, đứng một chân mà danh hài chí tài từng thực hiện. theo thử thách này, nếu giữ thăng bằng không tới 20 giây sẽ tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ và thông tin này nhận được nhiều chia sẻ của cộng đồng mạng.

Trao đổi về vấn đề này, ths.bs trần quang thắng, phụ trách khoa cấp cứu và đột quỵ, bv lão khoa trung ương cho biết, thông tin nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ là không đúng.

Thông tin nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ là không đúng. Ảnh minh họa

Bác sĩ thắng giải thích: “theo tây y, để đánh giá nguy cơ một bệnh nhân có bị đột quỵ hay không phải dựa vào các cơ sở, bằng chứng mang tính khoa học, được công bố ở trong các tài liệu cũng như được thông qua các hiệp hội liên quan đến bệnh đột quỵ như hội đột quỵ châu âu, hội đột quỵ hoa kỳ, hội đột quỵ việt nam…

Trong các văn bản, hướng dẫn của các hội đột quỵ bao giờ cũng có phần dự phòng bệnh nhân đột quỵ và trong phần dự phòng không hề có nói đến việc nhắm mắt, đứng một chân phát hiện đột quỵ.

Y học dựa trên bằng chứng, chúng tôi không công nhận những phương pháp mang tính truyền miệng mà phải có hướng dẫn và phổ biến theo các tài liệu chuyên ngành”.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, để nhận biết một người có nguy cơ bị đột quỵ đầu tiên phải xác định bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ hay không.

Mà các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ đó là: các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý về tim bẩm sinh…

Thứ 2 là phải xem bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ thì sẽ cho phép chúng ta nghĩ nhiều đến bệnh nhân bị đột quỵ.

Và để khẳng định chẩn đoán bao giờ cũng làm các xét nghiệm, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ. căn cứ vào kết quả thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ khẳng định chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ hay không.

Bác sĩ thắng cho biết thêm, các biểu hiện của bệnh đột quỵ được viết tắt bởi chữ fast

Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?

Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?

Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?

Time (thời gian) - thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

+ Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân

+ Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt

+ Đau đầu dữ dội, đau đầu đột ngột, đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng

+ Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác

Theo An An/Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/thuc-hu-viec-nham-mat-dung-mot-chan-de-phat-hien-dot-quy-d51629.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/thuc-hu-viec-nham-mat-dung-mot-chan-de-phat-hien-dot-quy-d51629.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/thuc-hu-viec-nham-mat-dung-mot-chan-de-phat-hien-dot-quy-389914)

Tin cùng nội dung

  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY