Thói quen ăn uống nhiều chất béo, ngọt, ít vận động; mắc bệnh đái tháo đường; tình trạng thừa cân, béo phì (nhất là béo bụng); việc sử dụng Thu*c dài ngày; người gầy, suy dinh dưỡng… cũng dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan. Để bảo vệ lá gan, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tránh xa những thực phẩm gây hại gan dưới đây.
Khi uống rượu, bia, chất cồn ngấm vào máu thông qua niêm mạc dạ dày và ruột rồi đổ toàn bộ về gan. Do đó, gan chính là nơi tập trung chất độc hại của rượu nhất. Tuy nhiên, gan chỉ có khả năng xử lý một phần chất cồn nhất định, nếu uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc quá mức và bị nhiễm độc, suy yếu dần.
Thực phẩm bị mốc như lạc, đậu tương, ngô sản sinh chất aflatoxin độc tính mạnh dễ gây thoái hóa hoặc hoại tử tế bào gan dẫn đến ung thư gan. Thực phẩm nhiều chất béo: Các đồ ăn như thịt mỡ lợn, bò, đồ chiên, nướng, xào chứa nhiều axit béo no khi nạp vào cơ thể gây áp lực cho gan thường xuyên phải hoạt động nhiều, dễ bị tổn thương bởi các chất độc và gốc tự do.
Dưa muối là một trong những món ăn kèm dân dã và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, dưa chua thường chứa lượng nitrite và muối cao. Ăn dưa muối trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều hai chất này, làm tăng gánh nặng cho gan, sinh ra những bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, dưa chua muối mua ở ngoài hàng có thể được thêm một số chất phụ gia hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cũng có thể gây tổn thương gan. Để bảo vệ gan và sức khỏe, mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm muối chua.
Thịt nướng thơm ngon là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm này không cao. Trong quá trình chế biến, thông qua việc nước trực tiếp trên ngọn lửa, thịt rất dễ bị biến đổi thành phần, sinh ra các chất không tốt cho gan, thậm chí gây ung thư.
Ngoài ra, thịt nước thường chứa nhiều chất béo cộng thêm các loại gia vị và lượng muối lớn làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan, thận.
Chất béo tuy cần thiết để cung cấp năng lượng và duy trì chức năng S*nh l* bình thường của cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ gây sức ép nặng nề cho gan.
Sau khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ vào cơ thể, nó sẽ làm tăng hàm lượng chất béo mà gan phải xử lý, từ đó có thể gây ra các vấn đề về gan, nhất là chứng gan nhiễm mỡ. Nếu ăn quá nhiều chất béo có nguồn gốc động vật thì sẽ có hại hơn bởi khả năng phân giải của gan đối với loại chất béo này kém hơn rất nhiều so với chất béo có nguồn gốc thực vật. Vậy nên, cần tránh ăn quá nhiều chất béo từ thực phẩm hàng ngày như thịt mỡ, dầu ăn, các món chế biến với lượng dầu lớn.
Với hàm lượng protein phong phú, thịt đỏ là loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn mỗi ngày của con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh hơn. Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó có thể phá vỡ các protein trong thịt một cách dễ dàng.
Còn nếu gan của bạn yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein. Khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa protein, lượng protein dư thừa sẽ trở nên độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây chóng mặt, mệt mỏi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Một số loại thịt trắng như thịt gà và cá sẽ là sự lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được protein mà vẫn không gây hại chức năng gan.
Đồ ăn nhanh không tốt cho gan, thận và có khả năng gây béo phì. Trong các loại đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và đường (hoặc chất tạo ngọt nhân tạo). Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm.
Chủ đề liên quan:
bảo vệ gan BS. Nguyễn Lan Cập nhật sáng 17/4: Thông tin về 3 bệnh nhân nặng Gánh nặng thêm Hà Giang vào nhóm địa phương có nguy cơ cao thực phẩm