Dinh dưỡng hôm nay

Thực phẩm không tốt cho người bị cảm nhiều người không ngờ tới

(MangYTe)- Sữa, cà phê, ớt,… là những thực phẩm chúng ta nên tránh khi cảmcúm.

Bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa lạnh. Khi cảm cúm, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, thời điểm này nếu dùng những thực phẩm không phù hợp thì bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo Eatthis, những thực phẩm dưới đây chúng ta cần tránh xa nếu mắc cảm cúm, cảm lạnh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo loại thực phẩm chứa nhiều đường người bị cảm lạnh không nên ăn.


Đường làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Ảnh: Internet

Do đường gây viêm, điều này đã được chứng minh là làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Những tế bào này chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng.

Sữa

Sữa có thể  tạo ra nhiều chất nhầy, điều này sẽ khiến các chất gây dị ứng có hại tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Sữa nguyên chất đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy, điều này gây khó chịu hơn bị bệnh.


Sữa nguyên chất đã được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy. Ảnh: Internet

Cà phê

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cà phê làm mất nước trong cơ thể và có thể làm cho cơn đau cơ trở nên tồi tệ hơn.


Cà phê có thể làm mất nước trong cơ thể. Ảnh: Internet

"Hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể ngậm nước tốt. Vì caffeine trong cà phê là Thu*c lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Kết hợp với các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, caffeine sẽ chỉ làm mất nước tồi tệ hơn", Rebecca Lewis, chuyên gia dinh dưỡng tại HelloFresh, nói.

Ớt

Thực phẩm cay như ớt là thứ chúng ta cần tránh khi bị bệnh, đặc biệt nếu có triệu chứng sổ mũi. Do chất capsaicin trong ớt là một chất gây kích thích cho đường mũi, khiến cho việc sản xuất chất nhầy ra nhiều hơn.


Chất capsaicin trong ớt là một chất gây kích thích cho đường mũi. Ảnh: Imternet

Đậu phộng

Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Ngoài ra, ăn đậu phộng khi bị bệnh có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm và nghẹt mũi.


Đậu phộng là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Ảnh: Internet

Đồ uống lạnh

Uống đồ uống lạnh có thể gây đau họng và làm chậm tiêu hóa. Ăn hoặc uống các thức ăn lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể, chúng ta sẽ phải mất thêm sức để tăng nhiệt độ từ bên trong. Điều này cũng làm chậm quá trình phục hồi.


Uống đồ uống lạnh có thể gây đau họng và làm chậm tiêu hóa. Ảnh: Internet

10 loại thực phẩm giúp bạn điều chỉnh tâm trạng

(PLO)- Có những loại thực phẩm có thể thay đổi tâm trạng của chúng ta và mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

CHÂU NGUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/dinh-duong/thuc-pham-khong-tot-cho-nguoi-bi-cam-nhieu-nguoi-khong-ngo-toi-908524.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY