Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc Dinh dưỡng Câu kỷ tử bổ thận, ích tinh

(MangYTe) - Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill).

Đây là vị Thuốc quý nên còn có tên: thiên tinh, địa tiên, khước lão (từ chối tuổi già, trẻ mãi)... Đối với sức khỏe T*nh d*c, có câu: “Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến T*nh d*c” (Danh y Biệt lục).

Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...

Can có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị”, tinh huyết hỗ sinh.

Nếu Can Thận âm hư, tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị Thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi... và đặc biệt là chữa được di tinh, liệt dương dùng trong hiếm muộn, vô sinh.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị Thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.

Câu kỷ tử bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. Câu kỷ tử có một chất độc đáo là cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố, ngay cả loại độc tố mạnh như chlorinated hydrocarbons. Câu kỷ tử là một chất sinh sản và tái tạo ra máu…

Câu kỷ tử có thể dùng độc vị để ngâm rượu, làm trà, thậm chí nhai sống. Bài Thuốc dùng câu kỷ tử để bổ thận, sinh tinh vừa để giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm. Bài Thuốc:

Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g. 

Ngoài ra, bài Thuốc còn gia giảm một số vị Thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn, từ đó người hiếm muộn có thể có con.

Trong đó: Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.

Các vị Thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.

Cách ngâm và uống: Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống. Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocdinh-duong-cau-ky-tu-bo-than-ich-tinh-390857.html)

Chủ đề liên quan:

bổ thận câu kỷ tử

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu món Bí đao cá chép.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Chim chích hầm đông trùng hạ thảo: Chim chích 12g, đông trùng hạ thảo 6g, gừng tươi, gia vị đủ dùng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY