Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc giảm đau, viêm xương khớp: Cần đề phòng các bất lợi khi dùng

Đau, viêm xương khớp mùa lạnh là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người trung niên và cao tuổi.

Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường dùng như: paracetamol; các Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (nsaid) như ibuprofen, indometacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, ketoprofen hay parecoxib, celecoxib, rofecoxib… hay các corticoid như: prednisolon, cortisone, solumedrol, và hydrocortisone... tùy Thuốc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn Thuốc dùng phù hợp.

Paracetamol là một Thuốc giảm đau khá thông dụng, tương đối lành tính ở liều điều trị. tuy nhiên, đôi khi người dùng có thể gặp những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay... Thuốc có thể gây độc cho gan (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài).

Đối với paracetamol, uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan. Vì vậy, không uống paracetamol cùng với rượu. Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa Thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid (Thuốc chống lao) với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Vì vậy, những người bệnh đang dùng các Thuốc trên không nên tự ý dùng paracetamol để giảm đau.

Khi dùng các Thuốc trị đau viêm xương khớp cần đề phòng tương tác bất lợi.

khi dùng các Thuốc trị đau viêm xương khớp cần đề phòng tương tác bất lợi.

Các tác dụng phụ của nsaid có thể từ nhẹ như kích ứng dạ dày đến nghiêm trọng bao gồm gây viêm loét, chảy máu và thủng dạ dày và ruột (nên người trên 65 tuổi, cũng như những người có tiền sử loét hoặc xuất huyết tiêu hóa, nên sử dụng nsaid một cách thận trọng). trong khi sử dụng Thuốc nếu thấy có các biểu hiện sau đây thì phải ngừng Thuốc ngay và báo cho thày Thuốc biết. đó là, dị ứng, ngứa mẩn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội (thủng dạ dày), chảy máu cam, chân răng, dưới da, lên cơn hen, choáng váng, chóng mặt… khi dùng Thuốc chống viêm giảm đau kéo dài, phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện các tác dụng phụ, tai biến để kịp thời ngừng Thuốc và  xử trí.

Nhóm Thuốc nsaid là Thuốc trị triệu chứng nên ít khi được dùng một mình mà thường phối hợp với các Thuốc khác (điều trị nguyên nhân) hoặc dùng cùng với các Thuốc điều trị các bệnh khác. một số tương tác bất lợi cần chú ý: các nsaid có thể làm giảm tác dụng của Thuốc trị huyết áp như captopril, Thuốc ức chế beta giao cảm, Thuốc lợi tiểu furosemide; làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng các Thuốc chống đông máu; tăng nguy cơ loét, thủng dạ dày khi dùng cùng với các Thuốc corticoid…

Một số tác dụng phụ của corticoid có thể xảy ra như tăng sự thèm ăn, tăng cân... thường dừng lại khi ngưng Thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài Thuốc có thể gây rạn da, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng và đục thủy tinh thể... Cho đến nay, các corticoid vẫn là một nhóm Thuốc quan trọng có phạm vi áp dụng điều trị rộng rãi. Để sử dụng an toàn và hiệu quả nhóm Thuốc này, việc quan trọng là không tự dùng Thuốc, hạn chế đến mức tối đa việc chỉ định sử dụng nhóm Thuốc này. Khi bắt buộc phải dùng thì nên sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất. Không được sử dụng các chế phẩm có chứa corticoid khi bị nhiễm nấm hoặc virus. Phải theo dõi điều trị và theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong và cả sau khi điều trị dài ngày, áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của Thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. một số Thuốc có thể gây tương tác bất lợi với corticoid như: các nsaid (diclofenac, celecoxib, ibuprofen, indomethacin …), kháng sinh (clarithromycin), Thuốc chống nấm (itraconazole, ketoconazole)...

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-giam-dau-viem-xuong-khop-can-de-phong-cac-bat-loi-khi-dung-n184400.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY