Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc trị đái tháo đường: Cách dùng an toàn và hiệu quả

Có nhiều loại Thuốc uống trị đái tháo đường. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn Thuốc phù hợp.

Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin (làm tăng tiết insulin của tụy): Glyburid, glipizid, glibenclami... Tuy nhiên, cần lưu ý, tất cả các Thuốc làm tăng tiết insulin (SU) là những Thuốc có khả năng gây hạ đường huyết (đây là một trong những biến chứng trong điều trị) và tăng cân. Vì vậy, những bệnh nhân lớn tuổi phải hết sức lưu ý, vì đối tượng này có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do người bệnh dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm.

Thuốc làm giảm sản xuất glucose ở gan: metformin là Thuốc thường được lựa chọn khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. tuy nhiên, hai bất lợi nổi bật của metformin là tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và gây nhiễm acid lactic.

Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan: Thường dùng pioglitazone. Nhược điểm là Thuốc có thể gây phù, tăng cân (nhất là khi dùng cùng với insulin), tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu.

Thuốc ức chế men α-glucosidase: Thuốc phổ biến là acarbose. Tác dụng của Thuốc là làm giảm đường huyết sau ăn. Khi dùng đơn độc cũng không gây hạ đường huyết. Do làm tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng nên Thuốc gây đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Cần uống Thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên và bữa ăn phải có carbohydrat.

Thuốc có tác dụng lên incretin: incretin là hormon ở ruột, rất quan trọng làm tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon và nó chỉ tăng tiết sau khi ăn. như vậy, incretin đóng vai trò như một hormon điều hòa sự bài tiết insulin để đáp ứng với từng bữa ăn. trong nhóm này có 2 loại Thuốc: Thuốc đồng vận thụ thể glp-1 như liraglutide và Thuốc ức chế men dipeptidyl peptidase-4 (dpp-4) như liraglutide, lixisenatide, albiglutide, exenatide. hai nhóm Thuốc này ra đời trong vài năm trở lại đây, được ada (hiệp hội đái tháo đường mỹ) đưa vào trong khuyến cáo điều trị đái tháo đường.

Người bệnh cần tuân thủ dùng Thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cần tuân thủ dùng Thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

dùng Thuốc đúng giờ, đúng liều: việc dùng Thuốc đúng giờ, đúng liều theo đơn của bác sĩ kê sẽ giúp tăng cường hiệu quả của Thuốc. nên dùng Thuốc vào một giờ cố định trong ngày. sử dụng Thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của Thuốc. thông thường Thuốc hạ đường huyết tác dụng nhanh được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút; Thuốc tác dụng chậm nên sử dụng trước khi ăn 60 phút. tuy nhiên có những Thuốc uống vào thời điểm khác như ngay sau bữa ăn... người bệnh cần tuân thủ. trước khi dùng bất kỳ loại Thuốc nào người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn đối với loại Thuốc đó.

khi thấy đường huyết ổn định, tuyệt đối không ngưng Thuốc đột ngột: việc ngưng Thuốc đột ngột là điều tối kỵ với bệnh nhân tiểu đường, vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. đối với người bệnh đái tháo đường sẽ phải chung sống với Thuốc suốt cả cuộc đời, bởi việc kiểm soát đường huyết bắt buộc phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của cả ba yếu tố: dùng Thuốc, ăn uống và luyện tập. nếu mức đường huyết hiện tại của người bệnh đã và đang ổn định, cần nhớ, để có được kết quả đó không chỉ có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học mà còn nhờ có sự đáp ứng tốt với Thuốc điều trị của bác sĩ và người bệnh cần phải tiếp tục duy trì.

Nên kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống Thuốc: Việc làm này sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp. Biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: Cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết thấp. Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường dùng quá liều Thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức. Khi có các biểu hiện trên người bệnh, nên ngậm ngay 1 viên kẹo, ăn 1 chiếc bánh quy hoặc uống 1 cốc sữa... để làm tăng đường huyết trở lại.

Các loại Thuốc Tây có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh nhưng lại rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt, không duy trì được đường huyết ổn định hoặc tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ không đáng có, nên người bệnh cần thật sự cẩn trọng...

Bên cạnh việc phải sử dụng Thuốc dài ngày, người bệnh đôi khi phải kết hợp với nhiều loại Thuốc khác như Thuốc trị tăng huyết áp, trị tăng mỡ máu... (nhất là đặc điểm đa bệnh lý ở người có tuổi), có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc tương tác Thuốc có hại đến sức khỏe. vì vậy, người bệnh đái tháo đường không được tự ý dùng bất cứ Thuốc gì, thậm chí là các Thuốc điều trị các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu... cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-dai-thao-duong-cach-dung-an-toan-va-hieu-qua-n184106.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY