Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc trị động kinh trong thời kỳ thai nghén Dùng Thuốc nên biết

Lập gia đình và sinh con là chuyện rất quan trọng đối với nữ bệnh nhân động kinh. Vậy một câu hỏi đặt ra là bệnh động kinh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai và nuôi con của bệnh nhân.
Lập gia đình và sinh con là chuyện rất quan trọng đối với nữ bệnh nhân động kinh. Vậy một câu hỏi đặt ra là bệnh động kinh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai và nuôi con của bệnh nhân.

Mối quan hệ qua lại giữa bệnh động kinh và thai nghén ở phụ nữ

Có khoảng 1/3 phụ nữ bị động kinh sẽ có tần số cơn động kinh tăng lên trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên nếu được dùng Thuốc kiểm soát cơn, tỷ lệ này sẽ giảm đáng kể. Một điểm đáng chú ý là tình trạng có thai cũng ảnh hưởng đến chuyển hoá của Thuốc chống động kinh. Với liều Thuốc ổn định, nồng độ của hầu hết các Thuốc kháng động kinh cổ điển trong huyết thanh có xu hướng giảm đi trong thời kỳ mang thai và trở lại mức ban đầu trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ hai sau khi sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do giảm quá trình gắn Thuốc với protein huyết thanh, tăng chuyển hóa và đào thải Thuốc, do đó phải điều chỉnh liều lượng Thuốc cho phù hợp. Ngoài những nguy cơ liên quan đến người mẹ, các cơn co giật của mẹ làm thiếu ôxy cung cấp cho thai rất có hại cho thai nhi, thậm chí còn gây ch*t thai nếu cơn co giật kéo dài (trạng thái động kinh), ngoài ra, các cơn giật cũng có thể gây sảy thai hoặc đẻ non. Cũng phải kể đến một nguy cơ khác đó là thai bị dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố hợp lại như quái thai do dùng Thuốc chống động kinh, yếu tố di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch… Các dị dạng này thường hình thành trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương, dị dạng Sinh d*c, gai đôi cột sống, hở hàm ếch…Tất cả các Thuốc kháng động kinh cổ điển như phenobarbital, phenytoin, valproate và carbamazepine đều có thể gây quái thai, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần - vận động sau sinh, đặc biệt là khi điều trị phối hợp nhiều Thuốc chống động kinh với nhau. Điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ thai nghén

Mục đích điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai nhằm kéo dài thời gian không lên cơn co giật, theo đó sẽ làm giảm ảnh hưởng của cơn động kinh đối với thai nhi và hạn chế tác dụng gây quái thai của Thuốc chống động kinh. Các bước điều trị tiến hành theo trình tự: Đầu tiên phải thông báo và giải thích rõ cho người mẹ tương lai hiểu tình trạng bệnh hiện tại và những nguy cơ mà bản thân có thể gặp trong suốt thời kỳ mang thai để họ có thể yên tâm hợp tác với thầy Thuốc trong việc điều trị. Trong tất cả các trường hợp, nếu có thể người thầy Thuốc nên chuyển sang điều trị chỉ bằng một loại Thuốc và phải kiểm soát nồng độ Thuốc trong máu người mẹ. Bắt buộc phải điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ, đồng thời phải điều trị bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 (tháng thứ 9) của thai kỳ và cần tiêm bắp vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các Thuốc chống động kinh mà người mẹ dùng như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin. Ngoài ra cần phải theo dõi sự phát triển của thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu, riêng đối với bệnh nhân điều trị bằng Thuốc nhóm valproat phải định lượng alphafoetoprotein bằng xét nghiệm nước ối khi thai được 4 tháng. Đối với vấn đề cho con bú, cần lưu ý là hầu hết các Thuốc có thể đi từ huyết thanh người mẹ sang tuyến sữa và do vậy có thể sang được trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Nhìn chung, lượng Thuốc truyền qua sữa ít hơn nhiều so với lượng Thuốc đi qua rau thai trong thời kỳ mang thai. Lượng Thuốc đứa trẻ phải tiếp xúc qua sữa mẹ phụ thuộc vào nồng độ Thuốc trong huyết thanh người mẹ, mức độ Thuốc chuyển vào sữa và lượng sữa đứa trẻ bú. Lượng Thuốc tiếp xúc với trẻ còn phụ thuộc vào sự hấp thu của đứa trẻ, sự phân bố của Thuốc, quá trình chuyển hoá và đào thải Thuốc ở đứa trẻ. Đối với Thuốc nhóm phenytoin (sodanton), carbamazepine (tegretol), oxcarbamazepine (trileptal), valproate (depakin), chỉ có một lượng nhỏ Thuốc được truyền qua sữa mẹ và nồng độ Thuốc trong huyết thanh trẻ nhìn chung thấp đến mức các tác dụng dược lý thường không xảy ra. Đối với ethosuximide (succilep) và lamotrigine (lacmital) nồng độ Thuốc trong huyết thanh trẻ có thể đạt đến mức làm các tác dụng dược lý xuất hiện. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng về các tác dụng có hại của Thuốc kháng động kinh kể trên ở những trẻ bú mẹ. Riêng đối với nhóm Thuốc phenobarbital (gardenal) và chất chuyển hoá của primidone (cũng là phenobarbital), benzodiazepam (seduxen) có thể tích lũy trong cơ thể trẻ bú mẹ làm trẻ buồn ngủ và bú kém đi, do đó đối với phụ nữ cho con bú trong khi vẫn dùng phenobarbital, primidone, benzodiazepin nên theo dõi tác dụng phụ của Thuốc ở trẻ nếu như trẻ ngủ nhiều hoặc bú kém đi thì phải chuyển sang loại Thuốc khác. Vấn đề cuối cùng cần chú ý là căng thẳng và mất ngủ trong khi có thai đôi khi làm kiểm soát co giật trở nên khó khăn. Hơn nữa, chăm sóc trẻ sơ sinh cần có sự quan tâm và thận trọng đặc biệt trong gia đình. Các bà mẹ bị động kinh cần có sự hỗ trợ của người thân trong những tuần đầu tiên ở nhà. Đặc biệt, đối với những phụ nữ nhạy cảm với mất ngủ, cơn giật có thể xuất hiện khi mất ngủ. Để giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ em, chăm sóc trẻ bao gồm cả việc cho bú cần được thực hiện trên sàn nhà để tránh ngã gây chấn thương trẻ và cần có một người khác cùng tham gia khi tắm cho trẻ.

Một điểm cần chú ý với nữ bệnh nhân động kinh khi có thai là ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai nghén trước khi thai quá to. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ Tu vong cao của trẻ sơ sinh, việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt.

BS. Nguyễn Thế Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-tri-dong-kinh-trong-thoi-ky-thai-nghen-dung-thuoc-nen-biet-14730.html)

Chủ đề liên quan:

động kinh thời kỳ trong thời kỳ

Tin cùng nội dung

  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Thời kì mang thai là một trong những giai đoạn có ý nghĩa và hạnh phúc nhất của mỗi một người phụ nữ. Khi bào thai phát triển ở trong tử cung, cơ thể người mẹ cũng trải qua những biến đổi về miễn dịch, nội tiết, mạch máu và biến dưỡng.
  • Mang thai và sinh con để duy trì nòi giống là quy luật tất yếu, là thiên chức của người phụ nữ. Hiện tượng S*nh l* này không những đã gây ra một quá trình biến đổi sinh học – nội tiết ở phụ nữ mà còn là nguồn gốc của những sự thay đổi tâm lý dễ kéo theo những rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
  • Sau khi sinh con cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần (gọi là thời kỳ hậu sản).
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY