Ẩm thực hôm nay

Tiệm chè lưu giữ bí quyết gia truyền lâu đời ở Hà Nội đông khách không chỉ vì đồ ăn ngon, mà còn do cái tình của cô chủ quán

Quán chè nho nhỏ nằm ở ven đường gần Ngã Tư Sở, xung quanh lúc nào cũng ồn ã bởi những hàng bún bò đông nghịt khách.

Trong góc quán chè nhỏ nằm khuất sau cái cây xà cừ cổ thụ đang rụng lá đoạn đầu đường láng, một cô gái xinh xắn ngồi sau chiếc bàn gỗ. từ lúc ngồi ở quán chè này, tôi tò mò vì cô ấy ngồi một mình yên lặng bên chiếc điện thoại và không nói gì, nhưng vẫn thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh. chị lê thủy (37 tuổi), bà chủ quán hồn hậu cười: "em ấy là khách quen của quán từ lâu lắm rồi, chắc cũng tính bằng năm. lần nào đến cũng chỉ thích ăn thôi".

Đó là cô sinh viên trẻ nguyệt anh (đh công đoàn hà nội). mỗi lần đi học về, nguyệt anh thường ghé vào quán chè ven gọi món ăn quen thuộc theo sở thích, đôi khi đi cùng với bạn bè, bất kể mùa đông hay hè cô gái nhỏ đều thích ăn ở đây. nhờ tò mò về cô bé dễ thương ấy mà tôi vô tình biết được lai lịch thú vị của quán chè nhỏ xinh, hóa ra ở đây bán món chè thanh nổi tiếng phố vĩnh hồ, có tuổi đời cũng khá lâu năm.

Nhắc đến chè thanh vĩnh hồ, món ăn vặt ngon lành hấp dẫn cả 4 mùa này đã quá quen thuộc với nhiều người dân hà nội. tuy nhiên, thay vì phải tìm đường lên phố, ở ngay đầu đường láng, mạn sát với chợ cũng có hàng chè lưu giữ hương vị giống hệt vậy.

Quán chè tuy nhỏ nhưng khá sạch đẹp, mát mắt, với quầy gỗ giản dị, đồ dùng ngăn nắp.

Chị thủy chủ quán đã học hỏi cách nấu chè thống của thương hiệu chè bà thanh, nhờ sự khéo léo của mình mà một ngày chị "được" phục vụ khá đông khách.

"Hồi mới mở quán cách đây vài năm, mình tự đi lấy chè trên phố về bán, nhưng vất vả, cộng thêm chi phí cao nữa nên mình đã cố gắng học hỏi cách làm của thương hiệu chè nổi tiếng có tuổi đời gần thập kỷ, với mong muốn khách hàng được thưởng thức món ăn vặt nguyên vẹn hương vị mà họ đã yêu thích nhiều năm.

gọi là bắt chước thì hơi quá, mình chỉ muốn cố gắng giữ gìn món chè truyền thống đúng điệu người thôi, vì bản thân mình cũng đam mê ẩm thực. ngoài những loại chè quen thuộc như thập cẩm, đỗ đen, hoa cau... thì mình cũng làm thêm các món theo xu hướng hiện tại như sữa chua mít, sữa chua hoa quả".

Những món bán chạy nhất ở đây là sữa chua mít, chè thập cẩm.

Những cốc chè được bà chủ thân thiện phục vụ tận tay khách.

Vừa trò chuyện vừa múc hết thìa nọ thìa kia, trong chốc lát 5 bát chè đủ sắc màu hấp dẫn đã được chị thủy làm đầy đặn, phục vụ tận tay khách hàng. người phụ nữ gốc hà tĩnh luôn luôn nở nụ cười nhiệt tình tiếp đón khách tới quán, hỏi han ân cần xem họ muốn ăn gì, khẩu vị ra sao, dù là những em bé xíu xiu hay cụ già lớn tuổi. trẻ em thì không ăn quá nhiều đá dễ bị ho, các bạn sinh viên thì thích hơi ngọt một tí, bác hàng xóm nhà cạnh quán thì lại thích ăn chè đỗ đen...

Chị thủy nhớ rất nhiều vị khách đặc biệt tới quán. họ không chỉ là thực khách, mà còn là bạn, là những người thường xuyên ghé qua kèm theo lời khen tặng, động viên, hoặc thỉnh thoảng tâm sự với bà chủ quán chè như bạn tâm giao. những cốc chè đưa chuyện tự nhiên như chén trà miếng cau vậy, mà không chỉ có mỗi thế, ngồi thưởng thức đồ ăn giải nhiệt ở quán chị thủy thường được "bonus" thêm nhiều câu chuyện phiếm khá hay ho nhờ "hợp tác xã" chè xít lúc nào cũng rôm rả trước cửa quán. nào là thời tiết bây giờ với cách đây mấy chục năm, nào là hồi ức về ngày chưa mở rộng mặt đường, nào là khu đô thị mới đắt đỏ gần đó, thi thoảng xen lẫn vài câu bồi hồi sang tận liên xô năm 90...

Thạch hoa quả ngon mắt.

Thạch đen truyền thống.

Ngô, nước đường, đỗ đen... tất cả không có gì lạ lùng đặc biệt, nhưng vẫn ngon bởi hương vị lâu đời.

Cốc chè thập cẩm hấp dẫn thế này thì dù đông lạnh cũng vẫn muốn ăn.

Có một cái gì đó thật riêng, thật đời thường giản dị khiến cho quán chị Thủy trở nên gần gũi với nhiều người. Nhìn những tô nguyên liệu đầy ắp, đen đỏ tím vàng xếp ngay ngắn trên chiếc tủ kính bán hàng, tôi cảm nhận bà chủ quán là người khá kỹ tính, ngăn nắp và chu đáo.

"Tất cả nguyên liệu nấu chè đều được mình tự tay làm, chỉ có một số thứ phải nhập ngoài, nhưng mình chọn lọc cũng kỹ lưỡng vì bản thân mình hiểu, thực phẩm bẩn bây giờ nhiều, uy tín với khách hàng rất quan trọng, nên mình thà chịu khó dậy sớm một tí nhưng có đồ đảm bảo vẫn hơn. Trân châu để ngoài một lúc là mình chần lại ngay cho mềm, vì để lâu sẽ bị cứng, ăn không ngon, khách sẽ phàn nàn. Rút kinh nghiệm khá nhiều lần, nhận góp ý của mọi người đủ kiểu mới được như bây giờ, dù mệt đến mấy chỉ cần nghe ai đó khen là chị ơi chè hôm nay ngon lắm, mình cũng thấy vui".

Sữa chua hoa quả mix với nhau đơn giản nhưng khá ngon.

Nhìn menu chè ở quán, quả đúng là địa chỉ "tìm về tuổi thơ" dành cho mọi thế hệ, với các món chuẩn thống mà giá thì vừa túi tiền. ai không thích ăn chè thì có thể gọi các món bình dân quen miệng khác, như nem chua, bánh mỳ... đủ thỏa mãn cơn đói lúc lưng chiều. thế nên, quán chè mang tên con gái chị thủy mới trở thành "hàng ruột" với bao thế hệ sinh viên quanh khu ngã tư sở, lúc nào cũng tấp nập giới trẻ ra vào, chọn làm nơi hẹn hò tám chuyện. và tất nhiên, có hàng trăm mối tình học trò bắt đầu từ cốc chè do chị thủy làm ra.

Chị thủy kể thêm: "có cả những đoàn khách nước ngoài vào quán ăn thử đủ các loại chè vì thấy lạ. khi biết đó là một nét ẩm thực thống hà nội, họ tò mò hỏi về các loại nguyên liệu, cách trộn chè với nhau, rồi đủ thứ khác nữa, trò chuyện rôm rả rất vui".

Ngoài chè, chị Thủy còn tự làm rất nhiều đồ uống giải khát dân dã khác, như me sấu ngâm, và đặc biệt là vối tươi. Ăn xong bát sữa chua hoa quả, tôi định uống nước lọc tráng miệng, nhưng chị Thủy tất tả đi rót một cốc nước vối thơm lừng nóng ấm, rồi nhét vào tay tôi bảo uống thử. Cả một vùng ký ức bé thơ ùa về, một hớp nước lá đăng đắng, ngọt hậu nơi đầu lưỡi khiến tôi nhớ ông bà ngoại da diết.

Nhớ những tối mùa hè, đom đóm bay đầy quanh nhà, bà ngoại cầm quạt phe phẩy, chậm rãi rót ít nước vối từ cái ấm tích cũ, ngồi trước sân nói chuyện với ông, kể đủ thứ lạ lẫm trên đời cho mấy đứa cháu tò mò như tôi. Hồi ấy tôi ghét nước vối lắm, vì nó đắng, bây giờ hơn 20 năm trôi qua, lại thấy nó là thứ ngon nhất trần đời. Cả ông và bà ngoại đều không còn nữa, đã lâu lâu lắm tôi không được chạm vào hương vị ấu thơ này, quên bẵng nó đi, đến tận bây giờ mới bừng tỉnh bới lên từ đống kỉ niệm cũ.

Người phụ nữ miền Trung tâm huyết giữ gìn món ăn truyền thống Hà thành suốt gần 1 thập kỷ.

Tôi hỏi chị Thủy lấy lá vối ở đâu ra giữa chốn thị thành, chị cũng bâng khuâng kể nhỏ: "Chị nhờ người hái mang từ tận quê lên đấy. Hái từ trên đồi núi, mà không phải lúc nào cũng có, chuyển ra tươi rói nhưng phải cất trữ rất cẩn thận, sợ hỏng. Lá nấu lên dùng trong ngày thôi, để lâu không ngon, bởi chị biết nhiều người quanh đây, rồi cả các bác xe ôm, phụ hồ hay ghé uống nước cũng thích hương vị dân dã quê nhà ấy".

Quả thực, ở bây giờ muốn bới ra được chỗ có nước vối tươi để mà hít hà trên tay chắc cũng không nhiều. cái thứ nước có vị ngon khó tả ấy cũng thật kỳ diệu, dù cho uống nóng giữa mùa hè, thì xuống bụng cũng thấy mát lành dễ chịu như được ăn kem, tốt cho sức khỏe. tôi không nghĩ rằng lần đầu tiên ghé vào quán chè nhỏ xíu của chị thủy, lại mang về được biết bao thứ hay ho, gặp lại cả tuổi thơ xinh xắn trong chén nước chào tạm biệt. nó không phải là một quán bận rộn buôn bán kiếm tiền, nó là một nơi để ngồi ngắm nhìn cuộc sống xung quanh, nơi tâm sự, chia sẻ nhiều điều, và là nơi chứa đựng cả đống cảm xúc xưa cũ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tiem-che-luu-giu-bi-quyet-gia-truyen-lau-doi-o-ha-noi-dong-khach-khong-chi-vi-do-an-ngon-ma-con-do-cai-tinh-cua-co-chu-quan-20170330073549512.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY