Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo lý giải của ts đặng quang tấn - cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế), vaccine không bảo vệ tuyệt đối, không có loại vaccine nào ngăn chặn 100% virus xâm nhập. hiệu lực bảo vệ của từng loại vaccine cũng khác nhau, có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ với 90%, nhưng có vaccine hiệu lực bảo vệ khoảng 50 - 60%. sau tiêm mũi vaccine thứ 2 từ một tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60 - 90% tùy loại vaccine. điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine, thậm chí tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác.tuy nhiên, kháng thể từ vaccine sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm quá trình gây tổn thương tế bào các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn quá trình gây bệnh lý… do đó, những người đã tiêm vaccine, có kháng thể bảo vệ thì khả năng mắc covid-19 sẽ giảm, nếu có mắc cũng triệu chứng nhẹ, ít khả năng tăng nặng và tu vong. tỉ lệ tu vong ở những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine covid-19 theo các báo cáo khoa học là thấp hơn so với nhóm chưa tiêm hoặc mới được tiêm một mũi.cũng theo ts đặng quang tấn, tại một số quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine covid-19 cao đã mở cửa trở lại, nhưng sau khi mở cửa đã ghi nhận trường hợp mắc tăng lên hàng ngày. do đó, các quốc gia này đã siết chặt lại các biện pháp phòng dịch và kéo dài thêm thời gian giãn cách... ts đặng quang tấn khuyến cáo, người đã tiêm đủ mũi vaccine không nên chủ quan mà cần tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, tuân thủ 5k. “việc người dân tiêm đủ vaccine, lơ là các biện pháp phòng chống dịch là rất nguy hiểm, dịch có thể bùng lên bất cứ lúc nào, đặc biệt là biến thể virus mới rất khó lường" - ts đặng quang tấn nhấn mạnh.