Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 mũi 4: Chuyên gia nói gì?

Theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 là cần thiết, nhất là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, có bệnh nền.
Nhu cầu tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại giảm đáng kể. Ảnh: Bộ Y tế.

Nhu cầu tiêm giảm đáng kể

Hiện nay, tại nhiều địa phương đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 4 cho người dân. Việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) nhằm củng cố, tăng cường miễn dịch phòng Covid-19 cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp, ...

Tuy nhiên, số lượng người đăng ký tiêm giảm đáng kể so với những mũi tiêm trước. Nguyên nhân nhu cầu tiêm giảm là do một số người dân có tâm lý đã mắc Covid-19 nên không có nhu cầu tiêm mũi 4. Bên cạnh đó, nhiều người có tâm lý chủ quan khi dịch bệnh không còn căng thẳng như trước.

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, anh N.T.T. (34 tuổi, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cả gia đình anh quyết định không đăng ký mũi 4 tại phường.

"Gia đình tôi có 4 người đều đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19 và mắc Covid-19 cách đây không lâu. Trong người còn kháng thể nên tôi nghĩ việc tiêm mũi nhắc lại là không cần thiết", anh T. chia sẻ.

Trong khi đó, chị N.T.Q. (Đan Phượng, Hà Nội) cho rằng, trong thời điểm này, dịch bệnh đã được các ngành chức năng kiểm soát tốt nên không cần tiêm vaccine mũi 4. "Thời điểm này đang bình thường mới, dịch bệnh không căng thẳng, số ca mắc cũng ít nên tôi cũng như một số người thân không đăng ký tiêm mũi nhắc lại", chị Q. bày tỏ.

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 là rất quan trọng

Trao đổi về vấn đề có cần thiết tiêm vaccine covid-19 mũi 4 hay không, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tiêm chủng vaccine covid-19 do bộ y tế tổ chức, ts vương ánh dương, phó cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh (bộ y tế), cho biết, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, tiêm mũi 3 nhắc lại vaccine covid-19 sẽ kéo dài hiệu quả bảo vệ phòng bệnh trong quá trình 3 tháng, đặc biệt mũi 4 nhắc lại là rất quan trọng.

Một nghiên cứu gần đây do Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine mũi thứ 4. Cụ thể, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 là 52%; hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%; hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc Covid-19 là 72%; hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%; hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ T* vong do mắc Covid-19 là 76%.

Đồng quan điểm, pgs. ts trần đắc phu, nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế), cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam cho rằng, tiêm vaccine covid-19 mũi 4 là cần thiết, nhất là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, có bệnh nền.

"vaccine phòng covid-19 không phải là vaccine có miễn dịch bền vững, hiệu quả bảo vệ lâu dài và dần dần mất khả năng bảo vệ. vì vậy, việc tiêm vaccine covid-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ mắc bệnh dễ chuyển nặng", pgs.ts trần đắc phu nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm mũi nhắc lại của vaccine Covid-19 có thể giúp tăng cường sự bảo vệ hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/tiem-nhac-lai-vaccine-covid-19-mui-4-chuyen-gia-noi-gi-5690147.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)) mới đây đã cảnh báo các chuyên gia y tế và bệnh nhân rằng sự nhầm lẫn giữa Thuốc chống trầm cảm brintellix...
  • Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cảnh báo các chuyên gia y tế về nguy cơ nhầm lẫn liều dùng Thuốc chống khuẩn zerbaxa...
  • Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
  • Có những thói quen mà chúng ta thường làm vào buổi sáng là những thói quen đã và đang làm hại đến sức khỏe mà không biết. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế để tránh những tác hại xấu cho sức khỏe khi thực hiện vào buổi sáng:
  • Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn gửi các cơ sở y tế để cập nhật, tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí khi các phản ứng có hại của Thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
  • Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam, ung thư vú đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư thường mắc ở phụ nữ, với khoảng 11.000 ca mới mắc và hơn 4.000 ca Tu vong.
  • Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt, những người bị suy giảm thị lực có thể cải thiện được chức năng thị giác của mình bằng rất nhiều bài tập, hay chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Mangyte -Tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ là hai căn bệnh thường gặp và được gọi là “cặp đôi nguy hiểm” khi chúng cùng song hành với nhau.
  • Đau lưng là triệu chứng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau lưng có thể hết trong vài ngày bằng các cách đơn giản. Thực tế, một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế
  • Cá xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt bởi ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY