Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới bệnh nhân ung thư?

Mới đây, Bộ Y tế vừa công bố 11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid-19, trong đó, có nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nhiều người bệnh ung thư đang rất quan tâm, lo lắng đến nguy cơ mắc Covid-19.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K. Ảnh: VGP.

Vậy, việc chỉ định tiêm vaccine covid-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào, liệu tiêm vaccine trong khi đang điều trị có đem lại kết quả phòng bệnh covid-19 không và tiêm vaccine có ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư hay không...?

Theo TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K, cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine Covid-19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư.

thưa ts.bs nguyễn tiến quang, ung thư là một bệnh mãn tính và nằm trong số 11 nhóm người sẽ được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh covid-19 khi có vaccine về việt nam. vậy theo ông, bệnh nhân ung thư có được tiêm vaccine covid-19 không?

ts.bs nguyễn tiến quang: bệnh nhân ung thư hệ thống miễn dịch cơ thể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị tích cực. do vậy bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng covid-19. các chuyên gia đưa ra giả thuyết hiệu quả của vacicne covid-19 có thể giảm ở bệnh nhân đang bị ức chế/suy giảm miễn dịch, nhưng nếu được tiêm vaccine có thể làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc covid-19.

vậy bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng Thu*c, xạ trị, phẫu thuật có nên tiêm phòng vacine covid-19 không, thưa bác sĩ?

Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vaccine covid-19, miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của Thu*c. tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vaccine.

Đối với những bệnh nhân hoá trị phác đồ đa Thu*c, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19, dựa trên dữ liệu cho thấy hầu hết các loại vaccine ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nhiều nhất. Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19. Do vậy, bệnh nhân cần thảo luận với bác sỹ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vaccine.

Bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vaccine Covid-19, miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của Thu*c. Ảnh: VGP.

Các bác sỹ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụ thể để quyết định có tiêm vaccine ngay hay trì hoãn.

Đối với bệnh nhân đang sử dụng các Thu*c nội tiết như tamoxifen, anastrozol, letrozol, exemestane, Thu*c đồng vận lhrh, các Thu*c kháng androgen … trong ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt có thể tiêm phòng vaccine covid-19 mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine.

Tất cả các bệnh nhân ung thư có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với các Thu*c điều trị ung thư, cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm vaccine covid-19.

Đối với bệnh nhân ung thư đang xạ trị, có thể tiêm phòng vaccine sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạ trị.

Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vaccine có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu nên tốt nhất tiêm vaccine vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định cắt lách nên có kế hoạch tiêm vaccine mũi đầu tiên ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành cắt lách nếu có thể.

Bệnh nhân ung thư vú đang có kế hoạch phẫu thuật tuyến vú và vét hạch nách, nên tiêm vaccine ở tay đối diện vì sau khi tiêm vaccine có thể xuất hiện phản ứng tại hạch.

đối với bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị, đang trong giai đoạn theo dõi định kỳ sau điều trị có nên tiêm phòng vaccine covid-19 không, thưa ông?

Cho đến thời điểm này, bệnh nhân ung thư đã kết thúc điều trị và đang theo dõi định kỳ có thể được tiêm vaccine covid-19 miễn người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của Thu*c. tại việt nam, vaccine phòng covid-19 của astrazeneca được chỉ định tiêm phòng cho những người từ 18 tuổi trở lên. lịch tiêm gồm 2 mũi:

Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.

Đến nay chưa có vaccine nào chứng minh hiệu quả tuyệt đối, do vậy ngay cả khi đã được tiêm vaccine covid-19 người bệnh ung thư vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng chống covid-19 được khuyến cáo tại mỗi thời điểm dịch bệnh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo VGP

Link bài gốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/tiem-vaccine-covid-19-co-anh-huong-toi-benh-nhan-ung-thu-554536.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY