Bạn nên biết hôm nay

Tiêm vaccine Covid-19 không gây sinh non

Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố ngày 4/12 cho thấy tiêm vaccine Covid-19 trong thời kỳ mang thai không gây sinh non hoặc khiến thai nhi thiếu cân.

Nghiên cứu thực hiện trên 10.000 phụ nữ có thai đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Trong đó, khoảng 96% tiêm vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna). Số còn lại tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Dữ liệu cho thấy 4,9% thai phụ bị sinh non, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 7% ở người chưa tiêm vaccine. Bên cạnh đó, vaccine không khiến thai nhi sinh ra bị thiếu cân.

Kết quả nghiên cứu củng cố cho tuyên bố của CDC rằng vaccine an toàn cho phụ nữ mang thai. "Chúng tôi ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích của việc tiêm chủng trong thời kỳ mang thai. Chúng tôi cũng phát hiện lượng kháng thể trong máu dây rốn", cơ quan cho biết.

Một phụ nữ mang thai 35 tuần tiêm vaccine covid-19 của pfizer, tháng 2/2021. ảnh: reuters

Cdc cũng lưu ý phụ nữ có thai nhiễm ncov có tỷ lệ điều trị tại khu hồi sức tích cực, thở máy và t* vong cao hơn. phụ nữ mang thai sau tiêm vaccine covid-19 có thể gặp các phản ứng phụ như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn...

Các phản ứng nghiêm trọng khác như tê quanh môi hoặc lưỡi, phát ban đỏ, tím tái dưới da, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, thở dốc, thở khò khè, thở rít, mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, chân thay co quắp,...

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai tiêm phòng Covid-19 cần được khám sàng lọc, tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm theo đúng quy trình của Bộ Y tế, và phải khám thai tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản trước khi thực hiện tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Từ đó, bác sĩ xác định tuổi thai, tình trạng sức khỏe của thai nhi, các điều kiện đáp ứng tiêm chủng đối với thai phụ để đưa ra tư vấn, chỉ định tiêm phù hợp.

Thục Linh (Theo Reuters)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tiem-vaccine-covid-19-khong-gay-sinh-non-4412600.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ...
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY