Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiến sĩ từng ba lần từ chối chức quan triều Nguyễn về quê dạy học là ai?

(MangYTe) - Học trò của ông nhiều người sau này là nhà văn, nhà thơ, nhà giáo tài năng như Tiến sĩ Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, bà Huyện Thanh Quan...

1. Tiến sĩ từng ba lần từ chối chức quan triều Nguyễn để về quê dạy học là ai?

  • a. nguyễn bỉnh khiêm

  • b. trương văn hiến

  • c. phạm quý thích

    tiến sĩ phạm quý thích chính là người từng ba lần từ chối chức quan triều nguyễn để về quê dạy học và là thầy của danh sĩ vũ tông phan, nguyễn văn siêu...

2. Ông quê ở đâu?

  • A. Hải Dương

    Phạm Quý Thích (1760-1825) quê làng Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau cùng gia đình chuyển lên Thăng Long sinh sống. Thuở nhỏ ông mắc nhiều chứng bệnh, nhưng do biết lập thời khóa biểu phù hợp, biết kết hợp học tập và nghỉ ngơi nên việc học hành vẫn đạt nhiều thành tựu.

  • B. Nam Định

  • C. Thái Bình

3. Ông đỗ tiến sĩ năm bao nhiêu tuổi?

  • a. 18 tuổi

  • b. 19 tuổi

    theo cuốn những người thầy trong sử việt, năm 15 tuổi, phạm quý thích đã đỗ đầu một kỳ thi khảo thí của huyện. ông được con trai chúa trịnh cho gọi vào phủ làm gia thần nhưng khéo léo từ chối và cố công dùi mài kinh sử.năm 19 tuổi, phạm quý thích đỗ tiến sĩ và được nhà lê giao cho giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như: đông các hiệu thư, hàn lâm viện hiệu thảo, kinh bắc đạo giám sát ngự sử...

  • c. 20 tuổi

4. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông đảm nhận nhiệm vụ gì?

  • a. từ chối các chức quan mà nhà lê giao cho để về quê dạy học

  • b. tuyển chọn nhân sự cho triều đình

    thời gian này, tiến sĩ trẻ thường phụng mệnh vua sửa chữa các bài chế, cáo, thơ, văn và tuyển chọn nhân sự cho triều đình. "ngay từ khi đó, ông đã có ý thức chăm lo việc giáo dục, đào tạo nhân tài để có được người giỏi ra làm việc nước", cuốn những người thầy trong sử việt viết.

  • c. cả 2 đáp án trên

5. Khi triều đình bị diệt vong, cựu thần nhà Lê - Phạm Quý Thích đã làm gì?

  • a. tránh làm quan cho triều kế tiếp

  • b. về quê dạy học

  • c. cả 2 đáp án trên

    khi nhà lê bị tiêu diệt rồi nhà tây sơn do nguyễn huệ lãnh đạo lên ngôi, phạm quý thích đã tránh việc làm quan cho tân triều nên lánh sang kinh bắc sống cuộc đời lẩn khuất rồi về quê làm nghề dạy học.cuốn những người thầy trong sử việt viết: "không chỉ rất đông học trò theo học mà dân làng có việc gì cần đến chữ nghĩa đều tìm đến nhờ thầy lập trai giúp (lập trai là tên hiệu của ông, cũng là tên học trò gọi ông). ông được mọi người kính trọng, tôn xưng là thục sư".năm 1802 khi nguyễn ánh lên ngôi ở huế, lập ra triều nguyễn, vì nghe "tiếng thơm" về phạm quý thích đã mời ông ra giữ chức quan, phụng sự triều đình. cựu thần nhà lê đã ba lần từ chối làm quan hoặc miễn cưỡng làm 1-2 năm rồi xin cáo bệnh, về quê dạy học.

6. Vì sao Phạm Quý Thích ba lần từ chối làm quan cho triều Nguyễn?

  • a. ông không phục sự trả thù tàn khốc của vua nhà nguyễn với nhà tây sơn

    năm 1802 khi được vua gia long (nguyễn ánh) gọi vào huế giữ chức quan phụng sự triều đình, phạm quý thích đã từ chối vì không phục sự trả thù tàn khốc của vị vua mở đầu triều nguyễn này với vua, quan tây sơn. dù vậy, phạm quý thích vẫn bị buộc nhận chức thị trung học sĩ."ông cố chối từ, xin ở lại bắc thành, được cử làm đốc học. chỉ ít lâu sau, ông xin từ quan về nhà", cuốn những người thầy trong sử việt viết.năm 1811, vua gia long lại triệu phạm quý thích về kinh đô huế, giao việc chép sử. ông được bổ nhiệm làm giám thị trường thi sơn nam, đã chọn được nhiều nhân tài cho triều đình, được giới sĩ phu tin phục. được 1-2 năm, phạm quý thích lại cáo bệnh xin nghỉ. ông trở lại thăng long, mở trường dạy học.lần thứ ba "thầy lập trai" từ chối chức quan của triều nguyễn là năm 1821, đời vua minh mạng. khi đó, phạm quý thích đã 61 tuổi, mắc bệnh, nên được miễn nhậm chức.sự nghiệp giáo dục của vị tiến sĩ nhà lê từ khi cáo quan về thăng long mở trường dạy học rất thăng hoa. rất đông học trò của ông sau này trở thành danh sĩ nổi tiếng như tiến sĩ nguyễn văn lý, nguyễn văn siêu, vũ tông phan, bà huyện thanh quan...

  • b. ông lo sợ triều nguyễn cũng sớm bị diệt vong

  • c. ông đã chán ghét chốn quan trường và yêu thích nghề dạy học

7. Ông có vai trò như thế nào trong việc quảng bá và lưu giữ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du?

  • a. ông đem khắc ván in truyện kiều để lưu giữ cho đời sau

    phạm quý thích là bạn tâm giao của đại thi hào nguyễn du. khi truyện kiều được viết ra, phạm quý thích là một trong những người đầu tiên "thẩm định" tác phẩm. ông đem khắc ván in nó trong các hiệu in ở phố hàng gai (hà nội ngày nay), đưa ra bình phẩm với học trò."phạm quý thích là một trong những người góp công lớn trong việc gìn giữ văn bản truyện kiều cho đời sau... ở đây, vai trò của phạm quý thích với tư cách người quảng bá tác phẩm là vô cùng quan trọng", cuốn những người thầy trong sử việt đánh giá.

  • b. ông in giấy, phát truyện kiều tới từng trường học

  • c. cả 2 đáp án trên

8. Đâu là bài thơ vịnh Kiều nổi tiếng của Phạm Quý Thích?

  • a. đoạn trường tân thanh đề từ

    "đồng thanh tương ứng, đồng bệnh tương liên", phạm quý thích cảm thông với thân phận nàng kiều, đã viết ra bài thơ vịnh kiều nổi tiếng với tên gọi đoạn trường tân thanh đề từ.phạm quý thích còn viết một số tác phẩm như: thảo đường thi nguyên tập; lập trai văn tập; thiên nam long thủ liệt truyện (truyện về những người đỗ trạng nguyên của nước nam); chu dịch vấn đáp toát yếu (gồm 157 câu hỏi và trả lời về ý nghĩa của kinh dịch và các quẻ trong kinh dịch)...

  • b. truyện kiều đề từ

  • c. vịnh kiều đề từ

9. Sau này mất, ông được an táng ở đâu?

  • a. hà nội

  • b. hải dương

    năm 1825, thầy lập trai qua đời, thọ 65 tuổi. triều đình cử người đến dự tang lễ, lệnh cho các quan đi đưa tang. các học trò đã đưa phạm quý thích về an nghỉ nơi quê nhà hải dương và xây từ đường thờ thầy trên mảnh đất thọ xương (thăng long), nơi ông cùng gia đình sinh sống.

  • c. cả 2 đáp án trên

Kết quả: 0/9

Kim Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/news-game/tien-si-tung-ba-lan-tu-choi-chuc-quan-trieu-nguyen-ve-que-day-hoc-la-ai-181293.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY