Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học hôm nay

Tiếp cận và đánh giá đái máu: tiểu máu, hồng cầu niệu

Các triệu chứng kích thích bài tiết, vi khuẩn niệu, và kết quả cấy nước tiểu dương tính ở nữ giới hướng đến nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu đái máu đại thể xuất hiện, sự mô tả về thời điểm (đầu, cuối, toàn bộ) có thể đưa ra đổi mới về vị trí bị bệnh. Các triệu chứng kết hợp (vị dụ, cơn đau quặn thận, các triệu chứng kích thích bài tiết, các triệu chứng toàn thân) phải được thăm khám. Thu*c uống và các vấn đề nội khoa kết hợp cũng có thể cung cấp các đầu mối chẩn đoán. Phải thăm dò tiền sử dùng Thu*c: các Thu*c chống đông, lạm dụng Thu*c giảm đau (hoại tử nhú), cyclophosphamid (viêm bàng quang do hóa chất), các Thu*c kháng sinh (viêm thận kẽ); tiền sử bệnh tật như đái tháo đường, hoặc bệnh hồng cầu liềm (hoại tử nhú), có tiền sử bệnh sỏi, hoặc bệnh ác tính. Sự hiện diện đái máu ở bệnh nhân đang điều trị các Thu*c kháng đông phải được đánh giá đầy đủ bao gồm cả hình ảnh đường tiết niệu trên, soi bàng quang và tế bào học nước tiểu.

Thăm khám thực thể phải chú trọng đến các dấu hiệu của bệnh toàn thân (sốt, ban, bệnh lỷ hạch, các khối ở bụng hoặc chặn hông) cũng như các dấu hiệu của bệnh thận nội khoa (tăng huyết áp, quá tải thể tích). Đánh giá niệu học có thể chứng minh được sự hiện diện của bệnh tiền liệt tuyến, khối u ở mạn sườn, hoặc bệnh niệu đạo.

Các xét nghiệm labô ban đầu bao gồm xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu. Protein niệu và các trụ niệu hướng đến nguồn gốc bệnh ở thận. Các triệu chứng kích thích bài tiết, vi khuẩn niệu, và kết quả cấy nước tiểu dương tính ở nữ giới hướng đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng việc phân tích nước tiểu tiếp theo sau điều trị là quan trọng để đảm bảo không còn đái máu nữa.

Việc đánh giá kỹ hơn nữa phải bao gồm tế bào học nước tiểu, hình ảnh đường tiết niệu trên, và soi bàng quang. Tế bào học hỗ trợ đặc biệt cho chẩn đoán khối u tân sinh ở bàng quang, và nên lây ba mẫu bài tiết làm tăng tối đa độ nhạy. Hình ảnh đường tiết niệu trên (thường là một phim chụp X quang đường niệu tiêm Thu*c cản quang tĩnh mạch) có thể xác định được các khối u tân sinh của thận hoặc niệu quản cũng như xác nhận các tĩnh trạng lành tính chẳng hạn như sỏi tiết niệu, bệnh lý đường niệu tắc nghẽn, hoại tử nhú, thận xốp tủy, hoặc bệnh thận đa nang. Vai trò của siêu âm trong đánh giá đường tiết niệu đối với đái máu vẫn chưa rõ ràng. Trong khi siêu âm có thể cung cấp thông tin đầy đủ đối với thận, thì độ nhạy của nó trong việc phát hiện bệnh niệu quản có thể lại thấp hơn. Soi bàng quang có thể đánh giá các khối u bàng quang hoặc niệu đạo, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, và viêm bàng quang do tia xạ hoặc hóa chất. Với đái máu đại thể, soi bàng quang là lý tưởng khi bệnh nhân đang chảy máu và cho phép định khu tốt hơn (ví dụ định vị trí một bên của các đường tiết niệu trên, bàng quang, hoặc niệu đạo).

Ớ bệnh nhân bị đái máu đại thể hoặc vi thể, trong 10% các trường hhp có thể xác định được một nguồn bệnh ở đường tiết niệu trên (thận và niệu quản). Đối với các nguồn ở đường tiết niệu trên thì sỏi chiếm khoảng 40%, bệnh thận nội khoa (bệnh thận xốp tủy, viêm thận - bể thận, hoại tử nhú) chiếm khoảng 20%, carcinoma tế bào thận 10% và carcinoma tế bào chuyển tiếp của niệu đạo hoặc bể thận là 5%. Đái máu vi thể ở nam giới hay gặp nhất là do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Ở bệnh nhân có các xét nghiệm âm tính, phải làm các xét nghiệm nhắc lại để tránh bỏ sót một biểu hiện ác tính; tuy nhiên tần suất lý tưởng của các đánh giá như thế chưa được xác định. Tế bào học tiết niệu có thể làm nhắc lại trong 3 - 6 tháng, và soi bàng quang cũng như chụp đường tiết niệu trên cần làm nhắc lại sau một năm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoannieuhoc/tiep-can-va-danh-gia-dai-mau-tieu-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY