Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiếp xúc sớm với kháng sinh làm ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa

Việc tiếp xúc với kháng sinh trong giai đoạn phát triển quan trọng ở thời thơ ấu làm thay đổi chức năng thần kinh của đường tiêu hóa và hệ vi sinh ruột

Đường tiêu hóa chứa cộng đồng vi khuẩn và các vi sinh vật lớn nhất trong cơ thể (microbiome đường ruột), cũng như một mạng lưới rộng lớn gọi là hệ thần kinh đường ruột.

Hệ vi sinh vật đường ruột và hệ thần kinh ruột cùng nhau kiểm soát tiêu hóa, nhu động ruột, chuyển hóa chất lỏng và lưu lượng máu trong hệ thống tiêu hóa… Hệ thống thần kinh ruột và hệ vi sinh vật đường ruột tiếp tục phát triển sau khi sinh và trong những tháng đầu đời.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách thay đổi quần thể vi khuẩn khác nhau. Việc sử dụng kháng sinh khi còn nhỏ, đặc biệt là ở trẻ sinh non, có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển các bệnh chuyển hóa, béo phì và dị ứng. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của kháng sinh đối với hệ vi sinh vật ruột và hệ thần kinh đường ruột, tùy thuộc vào độ tuổi.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hai nhóm chuột - một nhóm sơ sinh và nhóm mới cai sữa và tiếp xúc với kháng sinh vancomycin. Vancomycin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm viêm ruột (viêm đại tràng).

Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng: Kháng sinh dùng trong giai đoạn phát triển quan trọng này có ảnh hưởng lớn hơn đến S*nh l* của đường tiêu hóa so với phơi nhiễm với kháng sinh ở tuổi trưởng thành. Và những thay đổi trong giao tiếp giữa microbiota và hệ thần kinh đường ruột do điều trị bằng kháng sinh khi còn nhỏ có thể có ảnh hưởng lâu dài đến chức năng đường tiêu hóa.

Nguyễn Ngân

(Theo MDF 7/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tiep-xuc-som-voi-khang-sinh-lam-anh-huong-den-chuc-nang-duong-tieu-hoa-n176617.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY