Thực hành chẩn đoán và điều trị hôm nay

Tiểu không tự chủ: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Là tình trạng tiểu tiện ngoài ý muốn, bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động tiểu tiện của cơ thể. Tiểu không tự chủ hay mất tự chủ tiểu tiện có thể rất thông thường ở trẻ em do hệ thần kinh kiểm soát bàng quang chưa phát triển hoàn chỉnh, ở người già do cơ vòng quanh niệu đạo suy yếu theo tuổi tác, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác khi xuất hiện ở mọi độ tuổi. Theo ước tính có khoảng 60% người cao tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Khoảng 20% phụ nữ trên 20 tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện ở một mức độ nào đó. Bệnh có thể điều trị hiệu quả, nhưng tâm lý bệnh nhân lại thường che giấu không đi khám bệnh, nên bệnh có thể âm thầm kéo dài. Tiểu không tự chủ do sang chấn và cơ bức niệu không ổn định thường là những nguyên nhân chính chiếm đến 90% các trường hợp mất tự chủ tiểu tiện.

Nguyên nhân

Tiểu không tự chủ do sang chấn: Một lượng nhỏ nước tiểu thoát ra ngoài ý muốn khi người bệnh nhấc một vật nặng, vận động quá sức, ho hay hắt hơi với một lực khá mạnh... Thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh, do cơ vòng niệu đạo bị giãn.

Tiểu không tự chủ do thôi thúc: Người bệnh có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu kèm theo sự bất lực trong việc kiểm soát bàng quang, bàng quang co bóp ngoài ý muốn. Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột. Khi nước tiểu đã bắt đầu thoát ra, dòng chảy sẽ liên tục không kiểm soát được cho đến khi bàng quang hoàn toàn trống rỗng.

Tiểu không tự chủ hoàn toàn: Do cơ vòng hoàn toàn không hoạt động, nên người bệnh mất hẳn sự kiểm soát bàng quang. Trong một số trường hợp, có thể do nước tiểu không đi qua cơ vòng, như có lỗ dò bàng quang-*m đ*o, hoặc niệu quản lạc chỗ, cắm vào niệu đạo thay vì là vào bàng quang.

Tiểu không tự chủ do ứ đọng nước tiểu: Bệnh nhân bị ứ đọng nước tiểu thường xuyên do có tắc nghẽn, khiến nước tiểu không thể chảy hết ra như bình thường, chẳng hạn như trong trường hợp phì đại tuyến tiền liệt. Bàng quang bị căng dẫn đến nước tiểu nhỏ giọt liên tục không kiểm soát được.

Một số nguyên nhân trực tiếp cụ thể

Do dùng nhiều Thu*c lợi tiểu, các loại thức uống có tác dụng lợi tiểu...

Do dùng nhiều các loại Thu*c chống trầm cảm, làm suy giảm khả năng kiểm soát của hệ thần kinh.

Bệnh đường tiết niệu: nhiễm trùng, sỏi bàng quang, bướu.

Sa tử cung hoặc sa *m đ*o.

Thiếu khả năng kiểm soát của não bộ. Ở trẻ em là hiện tượng đái dầm do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Ở người lớn tuổi và người bị tổn thương tâm thần, tổn thương não hoặc tủy sống do chấn thương hoặc do có bệnh.

Các trạng thái căng thẳng tâm lý quá mức, lo lắng, tức giận...

Cơ vùng chậu yếu, gãy khung chậu, ung thư tuyến tiền liệt.

Bàng quang bị kích thích, cơ bàng quang co bóp từng cơn làm tăng áp lực bàng quang, đẩy nước tiểu ra ngoài niệu đạo, gây cảm giác muốn đi tiểu liên tục.

Chẩn đoán

Nếu có đau khi tiểu tiện, cố gắng chẩn đoán loại trừ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm teo *m đ*o hay có tắc nghẽn đường tiểu.

Tìm hiểu các thức uống bệnh nhân đã dùng trong thời gian gần đây, loại trừ khả năng do dùng quá nhiều các thức uống có tính chất lợi tiểu như cà phê, thức uống có cồn.

Tìm hiểu các loại Thu*c mà bệnh nhân đã dùng gần đây, loại trừ khả năng do dùng nhiều các Thu*c lợi tiểu, Thu*c chống trầm cảm.

Tìm hiểu tiền sử các bệnh sa sút trí tuệ, đột quỵ, Parkinson, xơ cứng rải rác, sa đĩa đệm, tổn thương tủy sống, phẫu thuật vùng chậu.

Đánh giá cơ vùng đáy chậu bằng cách yêu cầu bệnh nhân cố gắng nâng vùng đáy chậu lên trong khi bác sĩ thực hiện các thao tác khám vùng chậu.

Dùng que thử nước tiểu để kiểm tra máu, đường, protein và nitrit.

Gửi mẫu nước tiểu giữa dòng phân tích để phát hiện các trường hợp nhiễm trùng, viêm, tiểu đường hoặc mất đạm, đồng thời soi kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn và xác định độ nhạy với kháng sinh.

Siêu âm, chụp X quang hệ tiết niệu có tiêm Thu*c cản quang vào tĩnh mạch. Chụp X quang lúc bệnh nhân đi tiểu để chẩn đoán nguyên nhân tắc nghẽn.

Đo áp lực bàng quang để xác định chức năng bàng quang là bình thường hay có bất thường của thần kinh kiểm soát bàng quang.

Soi bàng quang để tìm sỏi, bướu...

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán.

Trong đa số trường hợp, không cần đến Thu*c mà chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân một số biện pháp thích hợp:

Giảm cân, nếu bệnh nhân đang quá cân hoặc béo phì.

Bỏ Thu*c lá.

Chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, tránh táo bón vì có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Tránh nâng các vật nặng hay làm những việc nặng.

Luyện tập thường xuyên cơ vùng đáy chậu, cải thiện trương lực và tăng sức chịu đựng. Hướng dẫn bệnh nhân co thắt vùng bàng quang phía trước và vùng bụng phía sau, đếm chậm từ 1 đến 4 rồi từ từ thư giãn ra. Lặp lại nhiều lần bài luyện tập này, mỗi lần ít nhất là 1 giờ hoặc lâu hơn. Có thể tập vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Luyện tập kiểm soát bàng quang bằng cách cố gắng giảm dần số lần đi tiểu để tăng lượng nước tiểu lớn hơn, qua đó luyện được khả năng ức chế những co thắt bất thường của cơ bức niệu.

Nếu có dấu hiệu viêm teo *m đ*o, điều trị bằng kem bôi *m đ*o estrogen hoặc uống Thu*c theo liệu pháp thay thế hormon (HRT).

Kèm theo việc luyện tập kiểm soát bàng quang, có thể dùng Thu*c để ổn định hoạt động của cơ bức niệu, chẳng hạn như dùng oxybutynin 2,5 – 5mg mỗi ngày 3 lần, propanthelin 15mg mỗi ngày 4 lần, hoặc imipramin 25mg dùng mỗi buổi tối hay dùng mỗi ngày 2 lần. Một khi đã lấy lại được khả năng kiểm soát bàng quang, đa số bệnh nhân có thể duy trì được sự cải thiện này mà không cần tiếp tục dùng Thu*c.

Bệnh nhân thường cần đến sự hỗ trợ về mặt tâm lý.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-chan-doan-va-dieu-tri-tieu-khong-tu-chu/)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY