Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Tiểu ra máu khi cương dương

Hà Nội-Người đàn ông 57 tuổi, 20 năm qua bị chảy máu đường tiểu sau khi quan hệ T*nh d*c, điều trị không khỏi, gần đây tình trạng nặng hơn khi cương dương.

Tại Khoa nam học, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, bệnh nhân cho biết có lúc máu đỏ tươi, có lúc máu cục, không đau đớn, sau đó đi vệ sinh bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu là do có nhiều mạch máu nông ở bề mặt niệu đạo giãn mỏng thành từng đám, phẫu thuật nội soi đốt các mạch máu giãn bằng laser holmium, đồng thời theo dõi u máu niệu đạo.

Hiện, bệnh nhân đã có thể quan hệ T*nh d*c bình thường mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của chảy máu đường tiểu, sức khỏe ổn định.

Hình ảnh đám mạch máu niệu đạo giãn lớn qua nội soi niệu đạo ngược dòng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, ngày 15/2 cho biết, tiểu ra máu khi cương là một tình trạng lâm sàng rất hiếm gặp, liên quan đến những dị dạng bất thường của mạch máu trong niệu đạo.

Theo y văn thế giới, phần lớn dị dạng bất thường là bệnh lý u máu niệu đạo. Đây là một bệnh lý hoàn toàn lành tính, có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng chủ yếu là nam giới. Vị trí của u máu thường ở niệu đạo sau, thường ở giữa ụ núi và cơ thắt ngoài niệu đạo.

"Do là dị dạng mạch máu, nên thành của u máu niệu đạo rất mỏng và dễ rách vỡ khi áp lực dòng máu tăng lên, đặc biệt khi D**ng v*t cương", bác sĩ nói.

U máu niệu đạo chỉ điều trị khi nó gây nên triệu chứng cho người bệnh như tiểu khó, tiểu máu khi cương. Thông thường, bác sĩ ưu tiên điều trị ngoại khoa, trong trường hợp bệnh nhân không muốn phẫu thuật hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật, có thể điều trị nội khoa nhưng thường tỷ lệ tái phát cao.

Điều trị ngoại khoa u máu niệu đạo hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp nội soi ngược dòng đốt vùng có u máu. Năng lượng sử dụng đốt u máu có thể là dòng điện đơn cực, hoặc sử dụng laser, hiệu quả cao.

Bác sĩ khuyến cáo, tiểu máu khi cương không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nhưng gây hoang mang cho người bệnh. Khi có các triệu chứng lạ đừng vội vàng tự điều trị, chẩn đoán mà nên đến khám tại các bệnh viện có uy tín để được chẩn đoán và điều trị, tránh tiền mất tật mang.

Thùy Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tieu-ra-mau-khi-cuong-duong-4427908.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY