Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Tìm ra phương pháp phát hiện virus Zika chỉ với mẩu giấy giá 22.000 đồng

Cho đến nay, virus Zika vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học và thực sự là một cơn ác mộng với tất cả chúng ta.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu vẫn luôn không ngừng tiến hành những thí nghiệm liên quan đến loại virus nguy hiểm này.

Cuộc khủng hoảng y tế mới nhất mang tên Zika đã được phát hiện ra tại Brazil vào tháng 4 năm ngoái. Giờ đây virus này cuối cùng cũng có thể được phát hiện ra dễ dàng chỉ bằng một thí nghiệm nhỏ trên tờ giấy có giá 1 USD - tương đương 22.000 đồng.

Trong những báo cáo được đưa ra vào thứ 6 tuần trước, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Toronto, Đại học Bang Arizona, Đại học Cornell, Đại học Wisconsin-Madison và Đại học Boston đã giới thiệu một hệ thống mới có khả năng phát hiện ra việc nhiễm virus Zika chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ.

Hệ thống này không đòi hỏi những lưu trữ phức tạp và có thể dễ dàng được nhận biết trên một đầu đọc điện tử đơn giản, chính vì thế nó có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều khu vực không có các thiết bị công nghệ cao trên thế giới.

"Chúng tôi có một hệ thống có thể được phân bố rộng rãi và sử dụng trong lĩnh vực này với chi phí thấp và đòi hỏi rất ít tài nguyên", James Collins - nhà nghiên cứu đến từ MIT và cũng là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Phương pháp phát hiện Zika với chỉ 1 USD. Ngôn ngữ tiếng Anh

Việc phát hiện ra virus Zika sớm là vấn đề then chốt, rất nhiều người không hề nhận biết về việc mình đã nhiễm virus đó bởi những triệu chứng của nó xuất hiện khá muộn và gần giống như triệu chứng của nhiều virus khác ví dụ như virus sốt xuất huyết hay virus sốt chikungunya.

Lee Gehrke, một giáo sư tại Viện Khoa học và Kỹ thuật y khoa thuộc trường Đại học Harvard cho biết: "Một trong những vấn đề mấu chốt của lĩnh vực này đó là khả năng nhận biết điểm chung giữa các bệnh nhân tại các khu vực mà virus này đang lan truyền".

Giờ đây, phương pháp thử nghiệm mới này có thể sẽ là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này khi nó chỉ mất 2 đến 3 giờ để có được kết quả, nhanh chóng và rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp P.C.R hiện tại.

Về cơ bản, người bệnh chỉ cần cung cấp 1 giọt máu, sau đó giọt máu này sẽ được đun sôi, xử lý và nhỏ lên tờ giấy kiểm tra. "Giờ đây chúng ta đã có thể lấy được các hoạt động bên trong tế bào hay các enzim, đóng băng và lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng mà không mất đi nhiều hoạt tính của chúng. Điều này thực sự là một đổi mới của nền tảng này.", phát biểu của nhà nghiên cứu Collins với tờ TechCrunch.

Tờ giấy kiểm tra sẽ đổi màu trong quá trình thí nghiệm nếu phát hiện ra virus Zika, và việc thay đổi màu sắc này cũng rất dễ nhận biết bằng mắt thường.

Phương pháp này có thể mang lại nhiều ý nghĩa hơn nữa trong tương lai, bởi Collins tin rằng những thí nghiệm tương tự thế này sẽ có thể được sử dụng để phát hiện ra một số bệnh khác nữa: "Chúng tôi đang hy vọng sẽ có thể sử dụng phương pháp này đối với bệnh cúm, HIV, bệnh Lyme và cả bệnh phong. Và hơn thế nữa, chúng tôi đang nghiên cứu về khả năng chẩn đoán ung thư nhanh chóng và ít tốn kém với nền tảng này."

Theo Cafebiz - Trí Thức Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tim-ra-phuong-phap-phat-hien-virus-zika-chi-voi-mau-giay-gia-22000-dong-n260126.html)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi dạ dày theo cách đánh giá mới phối hợp kỹ thuật tạo hình mới “phân giải bề mặt và nhuộm màu kỹ thuật số” đã phát hiện được các trường hợp teo niêm mạc dạ dày.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY