Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tinh dầu sát khuẩn, giải cảm, giảm đau

COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do 1 chủng virus Corona gây ra.

Bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả 4 mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào 2 mùa đông và xuân, đặc biệt là lúc giao mùa.

Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đây là chiến dịch tiêm chủng lớn với hơn 100 triệu liều nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống. Tuy nhiên vì bản thân, vì cộng đồng, phòng đại dịch, phòng chống cảm mạo bên cạnh việc dùng Thu*c, không dùng Thu*c không thể không nói đến Thu*c nội ẩm ngoại đồ (xông, xoa...) được bào chế bằng nhiều loại dược liệu khác nhau sử dụng tinh dầu thiên nhiên.

Để hỗ trợ điều trị chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống cảm mạo nói riêng - tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não và tinh dầu hương nhu thường được dùng hơn cả.

Tinh dầu tràm: chứa cineole đạt ít nhất trên 60%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen. Có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, giảm đau, chống viêm, long đờm... thường được dùng  trong xoa bóp chữa đau nhức, ho, cảm mạọ, dạng xông chữa viêm họng, chữa cảm cúm, hen suyễn, ho gà...

cây tràm cho tinh dầu tràm sát khuẩn đường hô hấp, giảm đau, chống viêm...

 tinh dầu quế: là tinh dầu 1-3% (dược điển việt nam iii quy định không dưới 1%) có thành phần chính là aldehyd cinnamic (không dưới 85%). ngoài ra, thành phần của tinh dầu quế còn gồm các hợp chất như diterpenoid, phenylglycosid, flavonoid, tanin và coumarin. tinh dầu quế vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi), ôn kinh thông dương, sát khuẩn, kích thích hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột, dùng đặc biệt tốt cho những trường hợp cảm mạo không ra mồ hôi.

Tinh dầu bạc hà: có màu vàng nhạt, mùi hương the mát tinh khiết và đem lại cảm giác sảng khoái khi sử dụng, được chiết xuất hoàn toàn từ cây bạc hà qua phương pháp chưng cất hơi nước, thành phần chính của nó bao gồm có menthol, menthyl acetat, l-pinen, l-menthon, l-limonen, flavonoid. loại tinh dầu này vị cay, tính mát có công dụng giải biểu, thanh lợi đầu mắt, sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật, dùng̉ chữa các chứng bệnh: cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng. ngoài ra, còn dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài.

Tinh dầu long não: có thành phần chính là camphor > 40%, ngoài ra còn có d-camphor, a-pinen, cineol, safrol, campherenol, caryophyllen, terpineol, phellandrene, carvacrol, azullen, d-limone, cadinen. loại tinh dầu này vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau nhức, mỏi cơ, làm tan vết bầm tím, kích thích hoạt động của thần kinh, cơ tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp nói chung.

Tinh dầu hương nhu: có thành phần chủ yếu là eugenol > 60%, ngoài ra còn có cacvacrola, o.xymen, p.xymen, camphen, limonen, alpha và bêta pinea. Tinh dầu này vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng sát khuẩn, làm ra mồ hôi, giảm đau, hạ sốt, cầm máu, tăng lượng máu tới thận lợi thấp, hành thủy, kích thích tiêu hóa, thường được dùng chữa cảm mạo, cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng.

Tinh dầu thiên nhiên giải cảm là một trong những phương pháp thay thế việc dùng nồi lá xông cổ truyền. Có thể dùng độc vị một loại tinh dầu hoặc kết hợp ba loại với nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Với nhiều cách dùng khác nhau như khuếch tán bằng đèn xông, nhỏ vài giọt vào cốc nước nóng hoặc thấm vào bông hay giấy ăn để cách mũi 2-3cm để hít ngửi 10-20 phút theo cách ngắt quãng mỗi ngày 3-4 lần, hòa vào nước tắm hoặc bôi xoa vào lòng bàn tay, bàn chân vài ba lần trong ngày.

ThS.BS.  Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tinh-dau-sat-khuan-giai-cam-giam-dau-n187510.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Xông hơi sử dụng các loại lá, củ quen thuộc dễ tìm khi cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi...
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY