Có người tới khám vì có một khối u to ở trong bụng. Bác sĩ ngoại niệu sờ ngay vào chỗ “ấy”, nếu không thấy “chú” tinh hoàn thì có thể khẳng định: “Ông bị bệnh không hiền đâu nhé”.
Vì vậy cha mẹ nhớ kiểm tra các bé trai, nếu bé bị
tinh hoàn lạc chỗ">
tinh hoàn lạc chỗ thì phải theo dõi và cho bé đi khám để xác định bệnh và được điều trị (mổ cố định
tinh hoàn).
Lẽ thường khi bé trai sinh ra thì hai
tinh hoàn đã yên vị trong chỗ mà "ông trời"
đã dành cho nó ở bìu. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành của bào thai có chú
tinh hoàn "lười
biếng" "ngủ quên" trong ổ bụng hoăc "mải chơi" không chịu "về nhà" ở bìu mà nằm lại giữa đường là ở
thành bụng (trong ống bẹn) hoặc ở chỗ khác.
Có chú "nghịch ngợm" chạy lên chạy xuống tức là có lúc
ở trong bìu có lúc chạy lên ống bẹn mà từ chuyên môn gọi là
tinh hoàn quả lắc. Đôi khi chỉ một chú,
nhưng có người bị cả hai chú "nghịch ngợm". Nếu cha mẹ để ý phát hiện sớm đưa đi khám ngay thì được
điều trị sớm.
Có người vì không biết hoặc xấu hổ nên không đi khám có thể gặp biến chứng. Nhẹ
thì có thể vô sinh nếu cả hai
tinh hoàn đều lạc chỗ, vì ở trên cao nhiệt độ cao hơn ở trong bìu sẽ
làm tế bào sinh tinh bị hỏng. Nặng hơn có thể bị ung thư
tinh hoàn.
Mangyte.vn
BS Hồ Thị Kim Sương - Tuổi trẻ