Bình thường, tinh hoàn nằm trong bìu (nơi có nhiệt độ thấp để tinh hoàn phát triển và sản sinh tinh trùng). tuy nhiên trong thực tế, một tỷ lệ không nhỏ các trẻ mới sinh không có 1 hoặc 2 tinh hoàn nằm trong bìu, mà nằm bất thường ở vị trí khác. đây gọi là bệnh lý tinh hoàn không xuống bìu
Khi trẻ được chẩn đoán bệnh lý tinh hoàn không xuống bìu, việc cần thiết phải lên kế hoạch điều trị đúng càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ 3-6 tháng tuổi có tinh hoàn không xuống bìu, có thể chờ đợi và theo dõi qua 6 tháng đầu, tỉ lệ tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu đạt 70-75%. sau 6 tháng tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu chỉ còn dưới 5%.
Cũng có thể chỉ định điều trị nội tiết với tỉ lệ thành công là khoảng 20%, tuy nhiên tác dụng không mong muốn khi điều trị nội tiết là rất lớn, thậm chí làm tăng nguy cơ tổn thương tinh hoàn. vì vậy điều trị nội tiết theo hiệp hội niệu khoa châu âu (eau) 2018 không khuyến cáo.
Tinh hoàn trong ổ bụng của bệnh nhân.
Đối với trẻ 6-18 tháng tuổi có tinh hoàn không xuống bìu, chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu càng sớm càng tốt. tỉ lệ thành công cao, lên đến 90-95%.
Trẻ > 1 tuổi nếu điều trị nội khoa không đạt kết quả và trẻ > 6 tháng nếu tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu hoặc trong ổ bụng.
Chỉ định tuyệt đối cho bệnh nhân nhi được chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ, mổ càng sớm càng tốt tránh teo tinh hoàn.
Thanh thiếu niên – người trưởng thành khi được chẩn đoán tinh hoàn không xuống bìu
Tinh hoàn không xuống bìu kèm thoát vị bẹn, nang nước thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý, thời điểm can thiệp bệnh lý tinh hoàn không xuống bìu quyết định sức khỏe sinh sản trong tương lai cho con em. chính vì vậy khi thấy trẻ có bất thường cần đưa con đi khám sớm để điều trị kịp thời.
(Khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội)
Chủ đề liên quan:
điều trị điều trị thế nào điều trị thế nào thế nào tinh hoàn trị thế nào trị thế nào