Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

“Tinh thần 5T” để vượt qua dịch COVID-19

Dịch COVID-19 tác động lớn đến cuộc sống của xã hội và bản thân mỗi người khi đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, biến động thói quen sinh hoạt và nỗi lo bệnh tật.

dịch covid-19 tác động lớn đến cuộc sống của xã hội và bản thân mỗi người khi đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, biến động thói quen sinh hoạt và nỗi lo bệnh tật. những căng thẳng, quá tải đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, nảy sinh những tâm lý tiêu cực. vậy, làm cách nào để vượt qua dịch covid-19 một cách bình an, lạc quan? phóng viên báo cần thơ đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ hồ nhật quang, chuyên gia huấn luyện trị liệu tâm lý, giám đốc công ty ðào tạo huấn luyện thân tâm trí, trưởng ban sức khỏe tinh thần - liên hiệp phát triển kinh tế và giáo dục.

 Nỗi sợ, lo âu - là những trạng thái tâm lý mà nhiều người dễ mắc phải khi dịch COVID-19 bùng phát. Dưới góc độ tâm lý học, bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này?

- Ðây là một tâm lý hết sức bình thường của con người, phản ánh sự bất an trong tâm trí, sự không yên trong lòng. Cảm xúc này xuất hiện mang đến một thông điệp là con người chúng ta “cần được an toàn” và mỗi người có những nhu cầu an toàn khác nhau nên có những trạng thái, mức độ lo lắng, sợ hãi khác nhau.

Nhưng nếu tình trạng cảm thấy không an toàn kéo dài tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, như không an toàn về sức khỏe, không an toàn về công việc, không an toàn về thu nhập, không an toàn về những mối quan hệ xung quanh, ngoài xã hội hoặc trong gia đình... Hoặc gần đây, có nhiều người cảm thấy không an toàn khi đi xét nghiệm COVID-19, không an toàn khi tiêm vaccine… Nỗi lo sẽ kéo dài, quá mức chịu đựng bình thường sẽ gây mất cân bằng tâm trí, gây rối loạn, căng thẳng và dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hay rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đến sức khỏe mỗi người.

 Trong những nỗi lo âu, sợ hãi đó, điều đáng nói là thường xuyên xuất hiện những tin giả trên mạng xã hội khiến nhiều người càng thêm hoang mang. Theo bác sĩ, đâu là nguyên nhân và làm thế nào để ứng phó với nạn tin giả - với tư cách là người dùng mạng xã hội?

- Chúng ta phải hiểu rằng, mình lo lắng, sợ hãi thì cũng nhiều người đang như thế. Họ cũng đang tìm cho mình những cảm xúc tốt hơn để vượt qua những căng thẳng này. Nhưng có nhiều người sai lầm là họ tìm kiếm thông tin, bóp méo, khái quát hóa, hay sáng tạo ra nội dung theo cách họ thích một cách bất chấp, miễn họ được vui và giải tỏa cảm xúc cá nhân nhất thời. Họ còn đưa những tin đó lên, để kích thích sự tò mò, tăng tương tác, trở thành những tin giả, hoang tin.

Chúng ta cần thông tin để tăng sự hiểu biết, để “mở rộng vùng an toàn” của bản thân nên chúng ta sẽ tìm đọc trong vô vàn tin tức đang có, ở vô số các kênh thông tin hiện nay. Khi chúng ta tiếp cận với những nguồn tin không chính thống, mang tính cá nhân, một chiều, đánh vào tâm lý sợ hãi, lo lắng, tò mò đó thì chúng ta bị loạn thông tin, càng tìm hiểu, càng chia sẻ thì càng hoang mang hơn trong ma trận các tin tức này. Tất nhiên, bản thân càng hoang mang, càng căng thẳng thì hệ miễn dịch càng bị ảnh hưởng và sức đề kháng bị giảm.

Nói vui như thế này, hiện tại thì “virus tin giả” đã “biến thể” rất nhiều, nhiều chủng tin giả có “độc lực” rất cao, dễ lan truyền trên môi trường mạng xã hội. Chúng vượt qua hàng rào bảo vệ của lý trí và làm lu mờ các kiến thức và sự hiểu biết, tác động sâu vào bên trong tâm trí, kích hoạt cảm xúc bằng nhiều hình thức. Ðang bực thì có tin giả, tưởng hết bực, nhưng thực chất làm bực hơn; đang lo thì có tin giả, tưởng hết lo, lại càng lo hơn...

Ðể ứng phó tốt với nạn tin giả, đầu tiên là tìm đọc và lan tỏa những thông tin chính thống, có kiểm chứng. Thứ hai, chúng ta phải xác định rõ ràng là tìm những thông tin nào liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình mà thôi, đừng rơi vào “ma trận” của mạng xã hội. Thứ ba, cần tìm đọc những thông tin mang tính tích cực, xây dựng, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và lên kế hoạch, mục tiêu để thực hiện những điều đó.

 Nếu không may mình là F2, F1, thậm chí là F0, cần chuẩn bị gì về tâm lý, sức khỏe tinh thần, thưa bác sĩ?

- Bình tĩnh là quan trọng nhất! Theo kinh nghiệm trị liệu và qua tham vấn, tôi đúc kết 4 kịch bản COVID-19 ảnh hưởng đến chúng ta: (1) Không gây bệnh thân thể, không hoang mang tâm trí; (2) Không gây bệnh thân thể, nhưng hoang mang tâm trí; (3) Gây bệnh thân thể và hoang mang luôn cả tâm trí; (4) Gây bệnh thân thể, nhưng không hoang mang tâm trí.

Nếu mình là F1 hoặc F2 thì có thể rơi vào kịch bản 1 hoặc 2, nếu là F0 thì kịch bản 3 hoặc 4, khác nhau là mình có hoặc không hoang mang tâm trí vì điều này. Do đó, để tránh gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, hệ miễn dịch cơ thể là bản thân phải nâng cao sức khỏe tinh thần, tăng cường sức đề kháng tâm trí cho chính mình trong thời gian cách ly hoặc điều trị. Tôi tạm gọi là “tinh thần 5T”: Thân thể khỏe mạnh - Tâm hồn tươi sáng - Trí tuệ vươn cao - Tiếng cười lạc quan - Trao đi
giá trị.

 Như bác sĩ chia sẻ, việc giữ cho mình một tâm thế bình tĩnh, lạc quan là điều cần thiết để vượt qua đại dịch. Xin bác sĩ nói rõ hơn về cách rèn luyện trạng thái tâm lý tích cực đó?

- Ðể an yên, vui vẻ, tinh thần mạnh mẽ trong đại dịch thì không phải tự nhiên mà có được, mà phải cần rèn luyện để nâng cao sức khỏe tinh thần. Hôm nay khỏe rồi thì phải khỏe hơn, hôm nay vui rồi thì phải vui hơn, để chuẩn bị đối mặt với những diễn biến khó lường của đại dịch trong thời gian sắp tới.

Dựa trên “tinh thần 5t”, chúng ta rèn luyện cho bản thân và gia đình mình. ðể “thân khỏe”, ta chú trọng tập thể dục, vận động cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình một sức khỏe thể chất tốt nhất.

gắn bó, vui vầy bên gia đình, người thân những ngày giãn cách xã hội là cách để thư giãn tinh thần. ảnh: duy khôi

Ðể “tâm sáng”, ta giữ cho mình cảm xúc cân bằng bằng cách đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng hiện tại, không né tránh, học cách chấp nhận để tìm ra những giải pháp tốt hơn.

Ðể “trí cao”, luôn suy nghĩ và nhận ra những điều tích cực đang diễn ra xung quanh chính mình và gia đình, không trách móc, đổ thừa hay than vãn, nhận biết những gì bản thân làm được hoặc không làm được để tìm những người hỗ trợ khi cần thiết.

Ðể có “tiếng cười”, ta luôn vui vẻ, lạc quan với những điều mình đang làm, có mục tiêu, kế hoạch để thực hiện công việc và hoàn thành từng việc một.

Cuối cùng, để “trao đi”, ta dành thời gian và thường xuyên trao đổi, chia sẻ những giá trị có ích với gia đình, với người thân, bạn bè, đồng nghiệp bằng tin nhắn, gọi điện, hoặc mạng xã hội để có nhiều hơn những lời động viên tốt đẹp và nắm bắt được tình hình hiện tại trong mùa dịch này từ những người xung quanh.

 Xin cảm ơn bác sĩ!

ÐĂNG HUỲNH (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/-tinh-than-5t-de-vuot-qua-dich-covid-19-a136725.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY