Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Tôi bị trầm cảm và có ý nghĩ muốn Ch?t?

Tôi thấy bệnh của mình ngày càng tệ, lúc nào tôi cũng có ý nghĩ muốn Ch?t. Mọi thứ đối với tôi đều vô nghĩa, mệt mỏi với công việc...

Chào BS của AloBacsi,

Tôi bị trầm cảm đã lâu và điều trị được 1 năm rồi. BS ở phòng khám kê cho tôi Thu*c amitriptilin 25mg, kèm theo sulphuric và piracetam. Dùng Thu*c tôi thấy đỡ mất ngủ và chán ăn còn các triệu chứng khác không hiệu quả cho lắm. Tiếp tục những lần kê đơn sau, viên amitriptilin 25mg tăng lên 2, rồi 3 viên, hiện tại tôi đang dùng 4 viên một ngày. 2 loại Thu*c còn lại không dùng nữa ạ.

BS khám cho tôi nói Thu*c này phải dùng thời gian dài mới hiệu quả. Gần đây tôi đề nghị BS thử đổi Thu*c khác, BS thay bằng Thu*c flutonin nhưng uống vào cảm thấy rất khó chịu, thấy không hiệu quả nên tôi dùng có hai lần. BS lại cho tôi dùng 4 viên amitriptilin một ngày/ 2 lần.

Tôi còn độc thân, nhưng tôi chẳng muốn đi chơi hay giao lưu bạn bè gì hết. Công việc của tôi hơi nhiều, lại đi làm xa nhà.

Bệnh của tôi ngày càng tệ, lúc nào tôi cũng có ý nghĩ muốn Ch?t. Mọi thứ đối với tôi đều vô nghĩa, cảm thấy mệt mỏi với công việc. Muốn làm việc được tôi phải uống panadol để giảm bớt căng thẳng. Tôi hay thức dậy lúc nửa đêm và bị ám ảnh cái gì không rõ nữa ạ.

AloBacsi ơi, tình trạng này kéo dài thêm nữa tôi sợ không làm chủ được mình và làm liều quá. Tôi thấy có trường hợp dùng Thu*c không hết phải sốc điện mới có tác dụng. Xin các BS sớm cho tôi lời khuyên.

(Mai Uyên)

Chào em Mai Uyên,

Trầm cảm là một bệnh có thể chữa được, tuy nhiên quá trình điều trị kéo dài (ít nhất 6 tháng sau khi bệnh ổn định) nhằm tránh tái phát và tái diễn bệnh.

Vì thời gian điều trị lâu dài, Thu*c lựa chọn cần phải phù hợp, nghĩa là phải đem lại hiệu quả (cải thiện triệu chứng buồn rầu, chán nản, bi quan ; ăn ngon miệng, ngủ được, …), song song đó không gây ra tác dụng phụ (ảnh hưởng lên nhận thức gây ngầy ngật, lừ đừ, buồn ngủ, lên tim mạch - hạ huyết áp tư thế, lên hệ tiêu hóa - khô miệng, táo bón; rụng tóc, rối loạn chức năng T*nh d*c,...)

Các Thu*c điều trị hiện khá phong phú, bao gồm các Thu*c thế hệ cũ (amitriptyline, clomipramine, MAOI…), và các Thu*c thế hệ mới (fluoxetine, fluvoxamine, sertraline, mirtazepine, paroxetine, citalopram, venlafaxine,…). Trong đó, các Thu*c chống thế hệ mới có hiệu quả tương đương với các Thu*c thế hệ cũ, nhưng ít các tác dụng phụ hơn; vì vậy ngày càng được sử dụng rộng rãi do khả năng dung nạp của Thu*c tốt hơn.

Để lựa chọn Thu*c chống thích hợp, cần dựa vào biểu hiện bệnh, mức độ bệnh, cơ địa bệnh nhân và trên hết là hiệu quả cũng như khả năng dung nạp của bệnh nhân đối với Thu*c.

Em dùng amitriptyline liều 100mg/ngày trong nhiều tháng nhưng lại không thấy hiệu quả đáng kể, ngược lại các tác dụng phụ đã xuất hiện. Điều này cho thấy đây không phải là điều trị hợp lý ở em, em nên trao đổi với bác sĩ nhằm thiết lập một điều trị thích hợp hơn.

Về phương pháp sốc điện trong điều trị trầm cảm, trước đây được chỉ định trong các trường hợp nặng có các yếu tố loạn thần, ý nghĩ tự sát mãnh liệt không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, không dung nạp với điều trị bằng Thu*c. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều Thu*c chống thế hệ mới và các phác đồ phối hợp Thu*c mới đem lại hiệu quả kiểm soát tốt tình trạng trung bình đến nặng. Sốc điện hiện tại còn sử dụng khá hạn chế trong một số ít các trường hợp mà thôi.

Em chỉ mới sử dụng 2 loại Thu*c chống trầm cảm, do đó vẫn còn khá nhiều lựa chọn Thu*c có thể sử dụng. Bên cạnh việc dùng Thu*c, em nên tìm kiếm thêm sự nâng đỡ bằng các phương pháp trị liệu tâm lý nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho quá trình phục hồi và tránh tái phát bệnh.

Chúc em mau khỏe!

BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/toi-bi-tram-cam-va-co-y-nghi-muon-chet-n102659.html)

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY