Cây thuốc quanh ta hôm nay

Top 10 công dụng thần kỳ của Đinh Lăng

Đinh Lăng là một cây dược liệu quý ở nước ta. Loài cây này thường được trồng làm cảnh, trồng trong các vườn nhà. Với nhiều hoạt chất quý có tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Hãy cùng kênh Mạng Y Tế khám phá công dụng của Đinh Lăng nhé.
1. Chống co giật ở trẻ em.

Nếu trẻ nhỏ thường bị co giật lúc ngủ, các bậc cha mẹ nên ngắt lá Đinh Lăng, phơi khô và đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm.

2. Tăng cường sức khỏe.

Rễ cây Đinh Lăng có tác dụng tăng cường sức bền, sự dẻo dai của cơ thể.

3. Giúp phòng ngừa dị ứng.

Dùng 150 đến 200g lá đinh lăng tươi, cho vào một cốc nước nóng 200ml, (có thể dùng nước lạnh để nấu sôi như bình thường), để 7 đến 10 phút, uống nước đầu tiên, tiếp tục đổ thêm 1 lượng nước như trên để nấu lần hai.

4. Chữa ho lâu ngày.

Bị ho lâu ngày quả là một cực hình. Hãy dùng bài Thu*c sau để thoát khỏi nó nhé: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá, tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc Thu*c còn nóng.

5. Chữa đau cơ, khớp.

Dùng lá Đinh Lăng tươi giã nhuyễn đắp vào vết thương, chỗ sưng đau.

6. Bồi bổ cho sản phụ.

Cây Đinh Lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, đặc biệt là người mới ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh. Cụ thể, dùng 200g lá đinh lăng nấu với thịt, cá, và ăn ngay khi vừa chín tới.

Ngoài ra, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, đôi khi tự nhiên mất sữa, có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi Thu*c còn nóng.

7. Chữa đau lưng, mỏi gối.

Dùng thân cành đinh lăng 20 đến 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

8. Giúp hỗ trợ chữa thiếu máu.

Để hạn chế việc thiếu máu, bạn hãy dùng bài Thu*c sau: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

9. Chữa bệnh liệt dương cho đấng mày râu.

Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

10. Chữa viêm gan với bài Thu*c từ Đinh Lăng.

Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-top-10-cong-dung-than-ky-cua-dinh-lang-45150.html)
Từ khóa: đinh lăng

Chủ đề liên quan:

đinh lăng

Tin cùng nội dung

  • Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm Thu*c chữa bệnh.
  • Tác dụng của hoa Hồng Khô hay Cây đinh lăng, đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, nó rất dễ tìm thấy ở mọi nơi.
  • Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học là Tighemopanax Fructicosus. Cây được trồng làm cảnh và làm Thu*c, dùng lá để ăn sống.
  • Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông, vân vân.
  • Thời gian gần đây, ở Kon Tum, nhiều thương lái mua gom cây đinh lăng với giá cao, khiến loại cây này trở nên khan hiếm, đặc biệt là những cây đinh lăng càng lâu năm, giá trị càng lớn.
  • Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông...
  • Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh, bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp, xum xuê và quanh năm xanh tốt.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
  • Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khu phong trừ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY