Thoái hóa khớp là một rối loạn mạn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa các khớp xương, thường gặp ở những người trên 50 tuổi với các biểu hiện lâm sàng như đau lưng, đau gối, đau vai... Đau tăng lên khi vận động (đứng lên, ngồi xổm, đi lại), thay đổi thời tiết...
Phụ nữ trung niên có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới do sự suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi vào xương. Trong đó, khớp gối là vị trí chịu ảnh hưởng lớn nhất nên dễ thoái hóa. Theo thống kê có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là phụ nữ trên 50 tuổi.
Ngoài ra, những người đã từng có chấn thương xương khớp, thừa cân, mắc các bệnh về chuyển hóa cũng ảnh hưởng đến khớp xương khi về già.
Để kiểm soát và phòng ngừa thoái hóa khớp, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Chú trọng vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, canxi, vitamin D, vitamin nhóm B…) là rất cần thiết.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, trung bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, suy tim, suy giảm trí nhớ... Mỗi năm nước ta ghi nhận thêm khoảng 200 nghìn ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị cao huyết áp.
Huyết áp thường tăng theo độ tuổi, đặc biệt ở người đã qua tuổi trung niên. Theo đánh giá, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Nguyên nhân do càng lớn tuổi, mỡ máu tăng cao, thúc đẩy hình thành các mảng bám xơ vữa, làm cho động mạch kém đàn hồi. Điều này khiến tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi, lâu ngày sẽ dẫn đến tăng huyết áp.
Người trên 50 tuổi được xác định mắc huyết áp cao khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg. Các triệu chứng tăng huyết áp thường mơ hồ, khó nhận biết. Cụ thể, gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị.
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần được kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ, đặc biệt là điều hòa các chỉ số mỡ máu, góp phần ổn định huyết áp, phòng ngừa biến cố tim mạch.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có khoảng 29% dân số trưởng thành mắc mỡ máu cao, phổ biến ở độ tuổi ngoài 50. Nguyên nhân do chức năng chuyển hóa của gan suy giảm, đồng thời sự sụt giảm nội tiết tố (Estrogen ở nữ và Testosterone ở nam) cũng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa lipid khiến mỡ máu tăng cao. Bên cạnh đó, lối sống ít vận động, thường xuyên căng thẳng, stress góp phần làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ ở độ tuổi này.
Mỡ xấu tăng cao có thể bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tăng huyết áp hoặc các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Theo thống kê, có tới 93% ca đột quỵ não có liên quan đến mỡ máu cao.
Tăng mỡ máu nguy hiểm ở chỗ không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, chỉ được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ (ít nhất 6 tháng 1 lần) và xét nghiệm các chỉ số mỡ máu là yếu tố quan trọng giúp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Mỡ máu cao có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Ngoài 50 tuổi, bạn cần chú trọng tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan – Cơ quan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và đào thải mỡ xấu. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hoặc tinh chất tự nhiên để hạn chế tác dụng phụ.
Mỡ máu Tâm Bình – Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và bảo vệ gan. Từ đó giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Liên hệ hotline 0343 44 66 99 để biết thêm thông tin chi tiết.
- Website: https://momautambinh.vn/sp-mo-mau-tam-binh/
- Fanpage: https://www.facebook.com/momautambinh
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.