Kinh tế xã hội hôm nay

TP.HCM kiến nghị nâng mức vay của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

UBND TPHCM vừa báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 tại Thành Phố.

Theo báo cáo, từ năm 2016 đến 30/6/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP đã giải ngân cho hơn 163.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với doanh số cho vay đạt 5.042 tỷ đồng, bình quân cho vay 1.440,6 tỷ đồng/năm. Qua đó, đã góp phần giúp gần 50.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo giai đoạn 2016 - 2018; giải quyết việc làm cho trên 82.000 lao động; hỗ trợ gần 2.400 lượt hộ gia đình bị thu hồi đất có vốn làm ăn; giúp trên 8.400 lượt học sinh, sinh viên có được vay vốn để học tập; hỗ trợ vốn cho 82 lượt người sống chung với HIV, người sau cai nghiện M* t*y, gái B*n d*m hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng, có vốn làm ăn, khởi nghiệp.

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung cùng các đại biểu trao phương tiện cho học sinh có được đến trường.

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn TP hiệu quả trong thời gian tới, TP phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP cung cấp; Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng từ 10% đến 15%; Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 1,0%/tổng dư nợ.

TP cũng tạo điều kiện tối đa để người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội một cách an toàn, thuận lợi; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn vốn; chủ động phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, UBND TP kiến nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng của chương trình cho vay học sinh sinh viên có với đối tượng là hộ có mức sống trung bình và nâng mức cho vay từ 1,5 triệu đồng lên mức 2,5 triệu đồng/tháng để phù hợp với mức tăng học phí và biến động giá cả thị trường. Đồng thời, đề nghị xem xét, có cơ chế khoanh nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ từ 3-5 năm cho những trường hợp hộ gia đình vay vốn học sinh, sinh viên đã hết thời gian gia hạn nợ và có đơn đề nghị trả nợ dần, được chính quyền địa phương xác nhận về hoàn cảnh gia đình và học sinh, sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định, không phù hợp ngành học, không có thu nhập để phụ giúp gia đình trả nợ…

L. Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tphcm-kien-nghi-chinh-phu-nang-muc-vay-cua-hoc-sinh-sinh-vien-ngheo-n163378.html)

Chủ đề liên quan:

học sinh học sinh nghèo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY