Chiều 8/11, tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết Sở đã lên kế hoạch xét nghiệm để đánh giá sát hơn tình hình dịch, phát hiện kịp thời F0 để có biện pháp xử lý dập dịch phù hợp, không cho dịch lan rộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Cụ thể, tại khu dân cư sẽ tổ chức xét nghiệm giám sát định kỳ ngẫu nhiên với khu vực nguy cơ, như bến xe, siêu thị, cơ sở bảo trợ xã hội và các nhóm nguy cơ khác. Tại các nhóm hộ gia đình trong khu vực cần điều tra dịch tễ, xét nghiệm theo quy trình xử lý F0 tại cộng đồng. Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, xét nghiệm định kỳ người lao động có nguy cơ cao, phù hợp từng cấp độ dịch.
Trước đây, tùy theo từng giai đoạn dịch, ngành y tế có các chiến lược xét nghiệm khác nhau. như hồi tháng 9 xét nghiệm theo vùng theo nguyên tắc "trọng tâm, trọng điểm" nhằm thu hẹp "vùng đỏ" mở rộng "vùng xanh". các "vùng đỏ, cam" sẽ lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp test nhanh mẫu gộp hoặc rt-pcr mẫu gộp.
Tại các vùng vàng (nguy cơ),vùng xanh và cận xanh (ít nguy cơ), làm xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, vùng cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng. Trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên chọn người chưa tiêm vaccine, người tiếp xúc nhiều người khác.
Hồi tháng 6, thành phố đổi chiến thuật từ xét nghiệm RT-PCR sang quét diện rộng bằng test nhanh với các F1 tại vùng có ổ dịch. Sau khi có kết quả test nhanh, người dương tính sẽ được cách ly ngay, lấy mẫu đơn để xét nghiệm khẳng định RT-PCR. Người âm tính thì sau đó xét nghiệm mẫu gộp để quét qua một lần nữa. Các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng phong tỏa được xét nghiệm diện rộng bằng hình thức RT-PCR mẫu gộp 10. Từ đó phát hiện sớm F0, cắt đứt nguồn lây.
Trước khi đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh hồi cuối tháng 5, tp hcm chủ yếu sử dụng xét nghiệm rt-pcr mẫu đơn. khi lượng mẫu xét nghiệm tăng cao, thành phố nâng công xuất xét nghiệm ở tất cả các đơn vị lên tối đa, song không đuổi kịp tốc độ lấy mẫu.
Về điều trị F0, khi tình hình dịch căng thẳng, thành phố lập khoảng 550 trạm y tế lưu động với sự hỗ trợ của lực lượng quân y; phối hợp với 312 trạm y tế phường, xã đã giúp chăm sóc, theo dõi, cấp phát các túi Thu*c A, B, C giúp F0 an tâm hơn trong công tác điều trị. Hiện, số F0 giảm nhưng việc duy trì trạm y tế lưu động vẫn rất cần thiết, đặc biệt là các địa phương có số F0 cao thì vẫn phải duy trì trạm y tế này, làm sao mỗi trạm có thể chăm sóc 50-100 F0, ông Nam nhận định.
Tuần trước, Sở Y tế đã huy động thành lập 40 trạm y tế lưu động tại Hóc Môn khi số ca mắc mới tại đây tăng. Hôm qua, khi kiểm tra phòng chống dịch tại Nhà Bè, nhận thấy huyện đang cách ly 772 F0 tại nhà mà chỉ có 7 trạm y tế lưu động, Sở đã yêu cầu huyện phải thành lập thêm ít nhất 15 trạm y tế lưu động để chăm sóc tốt nhất cho F0 tại nhà.
Theo ông Nam, mỗi địa phương vẫn triển khai trạm y tế lưu động tùy số lượng F0 ở từng phường, xã. Ngành y tế đã có phương án giao cụ thể các bệnh viện trên địa bàn, gồm cả công lập, ngoài công lập và huy động các thầy Thu*c tại các phòng khám tư nhân tham gia trạm lưu động khi lực lượng quân y rút đi.
Ngoài các bệnh viện dã chiến, khu cách ly của các quận, huyện và TP Thủ Đức, Sở Y tế cũng yêu cầu mỗi khu công nghiệp xét nghiệm tầm soát phát hiện F0, xây dựng khu cách ly riêng. Mặc dù vậy, nhiều khu công nghiệp còn khó khăn, chưa có khu cách ly riêng nên F0 vẫn phải đưa về quận, huyện. Vì thế, Nhà Bè đang lên phương án xây dựng khu cách ly riêng, hoặc quận Tân Bình có bệnh viện dã chiến do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách...
Thông tin thêm về các gói Thu*c đang phát cho F0, ông Nam cho hay, thành phố có 264.500 túi A và B, đã cấp cho trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức để phát xuống trạm y tế phường xã hơn 213.000 túi, còn hơn 51.000 túi. Trong thời gian tới, tùy theo tình hình dịch bệnh, ngành y tế sẽ chuẩn bị thêm 100.000 túi Thu*c A và B. Riêng gói Thu*c C (Thu*c kháng virus molnupiravir), thành phố được Bộ Y tế phân bổ 50.000 túi, hiện đã cấp phát đến các địa phương 28.500 túi, hiện còn 21.400 túi. Khi có nhu cầu, thành phố sẽ kiến nghị Bộ Y tế cấp thêm túi C này.
Ngày 7/11, sở y tế tp hcm đã lập 4 đoàn công tác tới các huyện bình chánh, hóc môn, nhà bè, cần giờ để kiểm tra tình hình dịch. ảnh: trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm
đánh giá tình hình dịch bệnh tại thành phố, phó giám đốc sở y tế cho biết, trong tuần qua (29/10 đến 5/11) ca mắc mới tại tp hcm là 6.622 ca, giảm hơn 500 ca so với số ca mắc tuần trước (22/10-28/10).
Tính đến ngày 8/11, đánh giá dịch ở thành phố đang ở cấp độ 2. Trong đó, hai địa phương chuyển từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 là Nhà Bè và Cần Giờ. Nguyên nhân lượng F0 ở đây tăng là do công nhân trong các khu công nghiệp test nhanh dương tính, nhưng khu công nghiệp chưa có khu cách ly tập trung riêng nên F0 được hướng dẫn về nơi cư trú.
Tính đến chiều 8/11, thành phố ghi nhận 439.940 ca Covid-19, đã được Bộ Y tế công bố. Hiện, 11.527 F0 điều trị, trong đó 255 bệnh nhân đang thở máy, 11 trường hợp can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Ngày 7/11 có 953 bệnh nhân nhập viện; 533 ca xuất viện, 35 bệnh nhân T* vong.
Đến nay, thành phố đã tiêm hơn 7,8 triệu mũi một và hơn 5,8 triệu mũi hai các loại vaccine phòng covid-19. hiện tp hcm chưa có con số thống kê đầy đủ về tỷ lệ ca mắc covid-19 sau tiêm vaccine, do số liệu tiêm chủng tại thành phố đang rất lớn, sở y tế đã đặt hàng một đơn vị để thống kê chi tiết.
'Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát quy mô nhỏ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, ông Nam khẳng định "số người được tiêm ngừa có xu hướng bệnh nhẹ hơn so với chưa tiêm ngừa. Người tiêm đủ hai mũi đa phần ở mức độ nhẹ hơn". Do đó, ông khuyến cáo người dân từ nơi khác đến thành phố làm việc nếu chưa tiêm vaccine thì báo ngay địa phương cư trú để được hỗ trợ.
Chủ đề liên quan:
Bối cảnh chiến lược xét nghiệm Chính sách sức khỏe covid tphcm điều trị F0 F0 tăng tp hcm