Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP Hồ Chí Minh: Ngoài Covid-19, người dân phải chủ động phòng tránh các loại bệnh vào mùa nắng nóng

(MangYTe) - Thời điểm hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh đang bước vào thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ban ngày có lúc lên đến 35-36 độ C tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn (còn gọi là vi rút)… dễ bùng phát và tấn công những người có sức đề kém nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Những bệnh thường xuất hiện vào mùa nắng nóng

Chị Nguyễn Thị Hà (quận Tân Phú) có con nhập viện tại BV Nhi Đồng 1 vì viêm họng và viêm amidan cho biết, thời tiết oi bức, gia đình bật quạt 24/24 giờ cùng với việc thường xuyên uống nước đá nên ảnh hưởng đến họng. Còn anh Nguyễn Thành Trung (quận 5) cho hay, cha anh năm nay 80 tuổi phải nhập viện ĐH Y Dược hơn 3 ngày nay do sức đề kháng yếu, bệnh tim mạch tái phát... Hiện ông đang dần hồi phục và chuẩn bị xuất viện. Đang nằm điều trị tại khoa nhiễm BV quận 2, anh Nguyễn Văn Cương (31 tuổi) chia sẻ, cách đây 10 ngày anh bị sốt cao phải nhập viện ban đầu anh Cương được chẩn đoán bị sốt siêu vi nhưng điều trị đến ngày thứ 5 thì người phát ban đỏ khắp cơ thể và anh được cho mắc bệnh sởi.

Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện mỗi ngày Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận 4.000-5.000 bệnh nhi. Trong đó, khoảng 20-30% bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, 10-20% mắc các bệnh về tiêu hóa, khoảng 5% mắc bệnh tay, chân, miệng và rải rác một số ca bệnh thủy đậu, sởi viêm não.

 Mỗi ngày BV Nhi đồng 1 tiếp nhận hàng ngàn bênh nhân liên quan đến thời tiết nắng nóng. Ảnh: Huy Chương

Còn Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500-6.000 bệnh nhi đến khám, trong số này có khoảng 7% phải nhập viện nội trú. Số lượng bệnh nhi khám, chữa bệnh về đường hô hấp cao nhất.

Theo Ths.BS Đinh Thạc - BV Nhi đồng 2, thời tiết nắng, nóng, nhiều người có xu hướng ở trong phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng nhiều quạt hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh... Điều này làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp dẫn đến dễ bị viêm đường hồ hấp.

Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm thức ăn bị ôi thiu, cùng với sự phát triển mạnh của các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián dễ gây ngộ độc thực phẩm. Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu, mọi người nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành; đặc biệt, phải lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp.

Chủ động phòng ngừa các bệnh vào mùa nắng nóng

Trao đổi với PV, BS CKII Võ Thanh Hùng – Trưởng khoa Nhiễm BV quận 2 cho biết, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút sinh sôi, gây ra các bệnh như sốt siêu vi, viêm đường hô hấp, viêm da, tiêu chảy… Vì vậy mỗi người dân, mỗi gia đình cần có những biện pháp phòng bệnh kịp thời.

  BS CKII Võ Thanh Hùng – Trưởng khoa Nhiễm BV quận 2 đang thăm khám cho một một bệnh nhân nam mắc bệnh Sởi. Ảnh: Huy Chương

Để chủ động tránh các bệnh thường gặp mùa nắng nóng, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo cho người dân thực hiện tốt các biện pháp phồng chống các loại bệnh như vệ sính môi trường sống sạch sẽ, không hoạt động ngoài trời lâu trong thời tiết quá nóng, uống đủ nước (uống nhiều lần, không uống một lúc); mặc áo quần thông thoáng, sáng màu. Đối với trẻ em, khi phát hiện trẻ có biểu hiện sốc nhiệt cần đưa ra khỏi môi trường có nhiệt độ cao, đến nơi có bóng râm, cởi bỏ quần áo, đắp khăn mát và cho trẻ uống nước; hồi sức tim phổi nếu trẻ không tỉnh, không thở...

Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng tăng thân nhiệt bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Võ Thanh Hùng khuyến cáo, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ một số bệnh như thủy đậu, phế cầu, rota vi rút... Dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của giảm, dễ bị thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt trẻ dễ bị bệnh lý về hô hấp như viêm phổi... Vì thế, mọi người cần chú ý ăn uống bảo đảm vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là với trẻ nhỏ; không nên đi ngoài trời nắng gay gắt rồi vào phòng lạnh ngay vì thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ gây bệnh. Có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, bảo quản thức ăn đúng cách.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tp-ho-chi-minh-ngoai-covid-19-nguoi-dan-phai-chu-dong-phong-tranh-cac-loai-benh-vao-mua-nang-nong-365653.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY