Cụ thể, TP.HCM hiện có các công ty đang vận hành thử nghiệm đốt chất thải công nghiệp - nguy hại có quy mô diện tích rộng, công trình xử lý chất thải tập trung tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, gồm: Công ty Cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Mộc An Châu (17 ha, hiện đã đầu tư 2 lò đốt chất thải công nghiệp công suất 1.000 kg/giờ/lò), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (47 ha, hệ thống xử lý chất thải nguy hại gồm 2 lò đốt công suất 1.000 kg/giờ/lò).
Ngoài ra, đơn vị xử lý chất thải bằng phương pháp đốt hiện nay trên địa bàn thành phố còn có Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa đang hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi) với hệ thống 14 lò đốt rác sinh hoạt.
TPHCM chủ động xử lý chất thải y tế liên quan COVID-19. Ảnh TLĐể đảm bảo điều kiện thực hiện, sở tn&mt sẽ phối hợp cùng sở y tế, sở kh&cn và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng đáp ứng xử lý chất thải liên quan dịch covid-19 của các đơn vị này để tham mưu, đề xuất ubnd tp.hcm trong tình huống cấp bách.
Theo sở tn&mt, tình hình dịch covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tp.hcm phát sinh nhiều điểm có nhu cầu thu gom chất thải, khối lượng chất thải có nguy cơ chứa sars-cov-2 tăng cao. hiện tại, tp.hcm có 9 khu cách ly tập trung cấp thành phố, 3 khu cách ly tập trung của quân đội, 58 khu cách ly tập trung của quận huyện, 58 khu cách ly khách sạn, các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị và các khu cách ly mới dự kiến hình thành.
Cho nên, TP.HCM cần phải có phương án quản lý chất thải với các kịch bản nhà máy xử lý chất thải y tế của thành phố quá tải và các tình huống khẩn cấp khác (nếu có).
Sở tn&mt cũng đề xuất tham gia tăng cường hỗ trợ thành phố trong tình hình dịch diễn biến phức tạp. đồng thời, sẵn sàng ứng phó trường hợp chất thải liên quan covid-19 gia tăng đột biến vượt quá công suất lò đốt chất thải y tế - nguy hại hoặc nhà máy xử lý chất thải y tế gặp sự cố cần có các kịch bản sẵn sàng ứng phó.