Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

TP.HCM phát động người dân thi ảnh phòng chống sốt xuất huyết

MangYTe - Ngày 15-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh Khoảnh khắc phòng chống sốt xuất huyết với chủ đề Hãy dành 15 phút mỗi tuần để diệt lăng quăng, diệt muỗi tại nơi ở, nơi làm việc.

TP.HCM phát động người dân thi ảnh phòng chống sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Ông nguyễn trí dũng, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tp.hcm, trả lời người dân về phòng chống bệnh sốt xuất huyết - ảnh: phú khánh

Cuộc thi dành cho người Việt Nam và nước ngoài đang công tác và sinh sống ở Việt Nam. Các thành viên ban tổ chức, ban giám khảo không được dự thi.

Ảnh dự thi do chính tác giả chụp, thể hiện nội dung diệt lăng quăng, diệt muỗi trong đời sống hằng ngày như đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước không để muỗi vào đẻ trứng, loại bỏ vật phế thải và nơi đọng nước quanh nhà, giữ nhà cửa thông thoáng để hạn chế nơi muỗi ẩn nấp, sử dụng các biện pháp diệt muỗi, chống muỗi đốt để phòng sốt xuất huyết.

Ảnh phải chụp trên lãnh thổ Việt Nam năm 2020, chưa từng đoạt giải hoặc trưng bày triển lãm ở các cuộc thi quốc tế, cấp quốc gia hoặc khu vực…

Người tham gia gửi hình ảnh kèm chủ đề và nội dung bức ảnh (không quá 150 chữ) về trang web cuộc thi: www.khoanhkhacphongchongsotxuathuyet.com hoặc hcdc.vn. Số lượng ảnh gửi dự thi không giới hạn.

Ban tổ chức bắt đầu nhận hình ảnh dự thi từ ngày 15-6 đến hết ngày 15-7.

Ban tổ chức sẽ tổng hợp và đăng những hình ảnh dự thi hợp lệ trên fanpage Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để cộng đồng bình chọn từ ngày 16-7 đến 25-7.

Tác giả có thể đăng ảnh dự thi hợp lệ lên trang Facebook cá nhân. Sau thời gian trên, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 ảnh có tổng lượt like và share cao nhất để trao giải. Kết quả chung cuộc sẽ được công bố ngày 1-8.

Giải thưởng gồm 1 giải nhất (5 triệu đồng), 2 giải nhì (3 triệu đồng/giải), 3 giải ba (2 triệu đồng/giải), 10 giải khuyến khích(1 triệu đồng/giải), 10 giải bình chọn (500.000 đồng/giải).

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm

Bên cạnh dịch COVID-19, mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tp-hcm-phat-dong-nguoi-dan-thi-anh-phong-chong-sot-xuat-huyet-20200615163930362.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY