Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TP.HCM: Y bác sĩ điều trị đang nỗ lực gấp đôi, gấp ba, thậm chí nhiều hơn thế...

MangYTe - Hàng nghìn trường hợp ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, kéo theo sự ra tăng các bệnh nhân nặng và nguy kịch. Các cán bộ, nhân viên y tế trong khối điều trị tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 và thậm chí nhiều hơn thế nữa.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, hình ảnh người chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong bộ trang phục bảo hộ kín bưng. Họ phải đối mặt trực diện với kẻ thù vô hình để cùng bệnh nhân chiến đấu và chiến thắng.

Họ đã quen với những âm thanh của máy móc, mùi Thu*c sát trùng, của những ngày trắng đêm khi bệnh nhân vẫn còn đang trong cơn nguy kịch.

Khi số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 gia tăng, theo một tỷ lệ thuận nhất định, số lượng bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân nặng, nguy kịch cũng gia tăng theo, tạo nên gánh nặng không hề nhỏ trên đôi vai của những nhân viên y tế tham gia khối điều trị.

TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. HCM với quy mô 1.000 giường - cho biết: "Theo cách tính thông thường, trung bình mỗi bệnh nhân cần 2 nhân lực y tế thì đối với trường hợp các bệnh nhân nặng, nguy kịch, tỷ lệ này sẽ gia tăng lên gấp 3. Trong trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch thì gánh nặng này càng lớn bởi yêu cầu túc trực chăm sóc, sẵn sàng cho những trường hợp diễn tiến bất thường cũng như nguy cơ lây nhiễm".

Các đội điều trị tại bệnh viện hồi sức covid-19 tp.hcm có sự tham gia của y bác sĩ từ nhiều bệnh viện và tỉnh, thành. ảnh: hải an.

"Các nhân viên y tế không chỉ làm việc gấp đôi, gấp ba mà có lẽ còn nhiều hơn thế nữa". TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.

Để đáp ứng được nhân sự phục vụ công tác điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã được thành lập với hơn 650 nhân sự đến từ nhiều bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trên cả nước mà theo cách gọi ví von của các bác sĩ là "tập hợp bác sĩ Liên hợp quốc".

Đang kề vai sát cánh tại đây có y bác sĩ của BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất (hai đơn vị của Bộ Y tế đóng tại TP Hồ Chí Minh), BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115, BV Ung bướu (ba đơn vị của TP Hồ Chí Minh), BV 71 Trung ương (đóng tại Thanh Hóa), BV 74 Trung ương (đóng tại Vĩnh Phúc), các Sở Phú Thọ, Hải Phòng...

TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ, nguồn nhân lực tại bệnh viện được phân chia thành nhiều ca, kíp với sự "trộn lẫn" của các y bác sĩ từ các bệnh viện, các địa phương với nhiều chuyên khoa khác nhau. Điều đó vừa tạo sự đa dạng trong chuyên môn của từng đội, đáp ứng được yêu cầu quan trọng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 khi các đội đều có sự tham gia, phụ trách bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức, qua đó nâng cao năng lực, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

"Việc trộn nhân lực trong mỗi đội còn tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong điều trị từ các bệnh viện, vùng miền khác nhau giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều trị của cả ê kíp và tạo nên sự gắn kết, đoàn kết của cả một tập thể" - TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.

Trong thời gian tới khi theo kế hoạch nâng cao năng lực tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhân lực từ TP.HCM cũng như từ nhiều địa phương trên cả nước theo sự kêu gọi, điều động của Bộ Y tế.

Thông tin từ bệnh viện Quân Y 175, nơi vừa thành lập trung tâm điều trị COVID-19 với quy mô 200 giường để góp phần chia lửa điều trị cùng Thành phố, Thiếu tướng, PGS.TS.TTND Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175 chia sẻ: "Để đáp ứng nhanh chóng trước sự gia tăng của số lượng bệnh nhân COVID-19 thì công tác chuẩn bị, chăm sóc, điều trị là điều không hề đơn giản, các nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, hết sức lớn."

"Hơn một tháng nay nhân viên bệnh viện chúng tôi hầu như không về nhà, nhân viên y tế cũng đang phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn". Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn nói.

Khôi Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/tphcm-y-bac-si-dieu-tri-dang-no-luc-gap-doi-gap-ba-tham-chi-nhieu-hon-the-20210722074330967.htm)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY