Bệnh tuổi Teen hôm nay

Trầm cảm ở tuổi thiếu niên

Tình trạng tâm lý thiếu niên có những biến đổi tiêu cực có thể sẽ là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng môi trường gia đình và xã hội

Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Ở lứa tuổi này, các em thường bắt đầu đặt cho mình những mục tiêu quá cao trong các lĩnh vực học hành, thể thao, hình dáng bản thân… nên khó mà đạt được. Hậu quả là thất vọng, tự ti về giá trị bản thân… dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, khủng hoảng tinh thần.

Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở thiếu niên">tuổi thiếu niên. Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, "nổi nóng" với tất cả mọi chuyện; Nặng nề hơn là không kiểm soát được lý trí, suy nghĩ của mình.

Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.

Làm sao để phát hiện sớm?

Những biểu hiện thường gặp nhất là các em dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); Thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

Do chưa được quan tâm đúng mức nên những trường hợp được đưa đến bệnh viện thường đã phát triển thành bệnh tâm thần dạng nặng, loạn thần kinh… Trong khi đó, theo các chuyên gia tâm thần, nếu chứng bệnh này được phát hiện sớm, hiệu quả điều trị có thể đạt đến 80-90%. Còn ngược lại, di chứng sẽ để lại rất lâu dài.

Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Nếu con trẻ có 4 trong các biểu hiện dưới đây trở lên thì nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh càng nhanh càng tốt: Khí sắc trầm, có cảm giác buồn bã, trống rỗng trong nhiều ngày liền; Giảm rõ rệt sự quan tâm, hứng thú với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày; Tăng cảm giác hoặc biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (cụ thể là thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng).

Khó ngủ, hoặc mất ngủ; Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp; Mệt mỏi, có cảm giác như bị mất năng lượng từng ngày; Tự ti về sự vô dụng của bản thân, hoặc bị dằn vặt một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi, thậm chí ở mức hoang tưởng; Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán, quyết định; Nhiều lần nghĩ về cái ch*t, có ý định Tu tu; Thường thì những diễn biến tâm trạng này khó nhận ra ngay được, nhưng nếu chịu khó quan sát thường xuyên, từ những thay đổi nhỏ nhất, cha mẹ có thể nhận ra con mình đang ở mức độ nào.

Mangyte.vn
Theo Lê Quang Minh - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tram-cam-o-tuoi-thieu-nien-3709.html)

Chủ đề liên quan:

trầm cảm tuổi thiếu niên

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY