Kinh tế xã hội hôm nay

Trang phục truyền thống đón Tết ở một số nước trên thế giới

(MangYTe) Tết Nguyên đán là dịp để mọi người lựa chọn những bộ trang phục đẹp nhất, ấn tượng nhất, tươi sáng nhất với hy vọng vào một khởi đầu tốt đẹp cho cả năm sắp tới.

Những tà áo dài thướt tha xuống phố đón xuân. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN

Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt ý nghĩa với các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đây là dịp để người dân các nước chào đón năm mới, nhìn lại năm cũ đã qua, sum họp với gia đình, bạn bè.

Đây cũng là dịp để mọi người lựa chọn những bộ đẹp nhất, ấn tượng nhất, tươi sáng nhất với hy vọng vào một khởi đầu tốt đẹp cho cả năm sắp tới.

Ngoài việc lựa chọn những trang phục hiện đại, phụ nữ ở châu á còn diện những nhằm lưu giữ tinh hoa văn hóa cũng như thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Dù mỗi nước có những khác nhau nhưng điểm chung là thường mang sắc màu sặc sỡ, phù hợp với mùa lễ hội đầu năm.

Việt Nam

Trang phục áo dài truyền thống của phụ nữ Việt. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN

Ra đời vào những năm đầu của thế kỷ xvii, trải qua bao thăng trầm cùng chiều dài lịch sử, tà áo dài luôn được xem là của phụ nữ việt, thể hiện rõ nét những tinh hoa, linh hồn và tính cách của người phụ nữ việt nam.

Dù được thiết kế đơn giản hay cầu kỳ, vải thô sơ hay vải lụa, vải gấm, mỗi chiếc đều gói gọn tâm huyết và sáng tạo của những người thợ may.

Và mỗi dịp tết đến xuân về, trong niềm hân hoan chào đón một năm mới an lành, hạnh phúc, khi khoác lên mình bộ áo dài truyền thống, mỗi người lại cảm thấy tự hào hơn với lịch sử văn hóa ngàn đời của dân tộc.

Trong sắc đỏ của hoa đào, sắc vàng tươi của hoa mai, vẻ đẹp duyên dáng, dịu hiền của người phụ nữ việt như trở nên đằm thắm hơn trong tà truyền thống, mang quốc hồn dân tộc đi khắp năm châu.

Có lẽ chính vì vậy mà người phụ nữ việt nam luôn chọn áo dài là bộ đẹp nhất trong những ngày tết cổ truyền.

Và trong xu hướng hội nhập của xã hội, tà áo dài ngày nay đã được biến đổi với những cách tân hiện đại, tươi mới đáp ứng xu hướng thời trang và thị hiếu thẩm mỹ, đồng thời giúp người mặc thấy thoải mái hơn trong những chuyến du ngoạn đầu năm.

Trung Quốc

Giống như việt nam, là một trong những ngày lễ tết lớn nhất và dài nhất trong năm của người trung quốc.

Trong dịp tết, được nhiều người yêu thích là bộ sườn xám mang đậm nết văn hóa dân tộc của người trung quốc.

Sườn xám thường có màu đỏ, gam màu vốn được xem là biểu tượng cho sự may mắn tại các nước châu á. ngoài ra, mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình cũng rất được các cô gái trung hoa ưa chuộng để diện vào ngày tết.

Sườn xám của ra đời cách đây hơn 2.000 năm. vào năm 1930-1940, tại thượng hải-kinh đô thời trang trung hoa, sườn xám bắt đầu thời kỳ hoàng kim với những cách tân về kiểu dáng.

Do chịu ảnh hưởng từ phương tây, không chỉ được cắt giảm gọn gàng hơn mà còn được may ôm sát ở phần eo.

Vì thế, phiên bản cách tân này là sự giao thoa của hai nền văn hóa đông-tây, vừa đem lại sự trang nhã vừa tôn dáng người mặc.vào dịp tết đến xuân về, mang họa tiết hoa, họa tiết cung đình được rất nhiều cô gái ưa chuộng.

Nhật Bản

Trang phục truyền thống của Nhật Bản. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Dù nhật bản là nước đã chuyển âm lịch sang tết dương lịch từ lâu song nhiều người dân nhật bản vẫn có thói quen truyền thống.

Trong dịp này, các cô gái Nhật Bản sẽ diện những bộ kimono đặc trưng với thiết kế làm nổi bật phần eo, tạo sự uyển chuyển, duyên dáng trong mỗi bước đi.

Họ cũng thường chọn những mẫu kimono có họa tiết, màu sắc bắt mắt để điểm thêm nét tươi tắn, rạng rỡ cho ngày Tết đầu năm, cũng để thể hiện tình yêu thiên nhiên của con người Nhật Bản.

Màu sắc của mỗi bộ kimono cũng được lựa chọn cho phù hợp với độ tuổi. Những màu sáng có sắc nóng như màu đỏ thường được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa kết hôn, phụ nữ đã có chồng thường mặc kimono màu lạnh và thiết kế tay ngắn.

Ngoài ra, yukaka cũng là có thiết kế gần giống kimono nhưng ít lớp vải hơn và có giá thành rẻ hơn.

Hàn Quốc

người dân hàn quốc trong hanbok tham quan cung điện gyeongbokgung ở thủ đô seoul. ảnh: afp/ttxvn

Hanbok là của người hàn quốc. đây là bộ trang phục cổ điển, mang ảnh hưởng của nền văn hóa lâu đời, đề cao sự kín đáo, tôn vinh nết duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ truyền thống á đông.

Ngoài việc được sử dụng trong dịp tết, hanbok còn là loại quốc phục được rất nhiều các cô gái trẻ, các ngôi sao nổi tiếng yêu thích và mặc trong các sự kiện trọng đại.

Nét đặc trưng của hanbok nằm ở những hình in hoặc thêu hoa tỉ mỉ trên nền vải satin, vải lụa hoặc vải thô.người thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục.

Vì vậy, vào những dịp quan trọng hay dịp lễ hội, họ thường mặc hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen… vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hóa phương đông. ngoài hanbok với nhiều lớp áo váy, giới trẻ hàn còn diện hanbok cách tân đơn giản và thuận tiện hơn.

Mông Cổ

Vào ngày tết thống, người dân mông cổ hân hoan gặp gỡ nhau, trở về đoàn tụ cùng gia đình và mặc những bộ quần áo thống.

Trong môi trường lạnh giá ở thảo nguyên bắc á, dân tộc của người mông cổ đón năm mới có nhiều nét đặc trưng của cư dân bản địa, bao gồm: áo choàng deel, thắt lưng, giày cao cổ (ủng) và những đồ trang trí.

Tuy nhiên, mỗi một thị tộc, bộ tộc và những nhóm sắc tộc khác nhau thì cũng có những khác biệt. chúng khác nhau về hình dáng, vật liệu phân biệt theo vùng, tuổi và tình trạng hôn nhân của người mặc nó. và chỉ người mông cổ mới có thể phân biệt được điều này.

Quần áo của người mông cổ thường ấm áp, bền và đảm bảo thoải mái, linh hoạt trong lúc cưỡi ngựa vì người mông cổ chủ yếu sống du mục.

Với yếu tố văn hóa dân tộc hội tụ trong mỗi con người, cùng những trang phục truyền thống, người mông cổ ấp ủ mong muốn đón một năm mới yên vui, an lành và thịnh vượng…/.

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/trang-phuc-truyen-thong-don-tet-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi/145723.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY