Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tránh biến chứng cơ xương khớp ở người tiểu đường

Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà mắc tiểu đường 5 năm nay.

Có phải mẹ tôi bị biến chứng khớp do tiểu đường. Gia đình tôi phải làm như nào thưa bác sĩ?

Lưu Thanh Huyền (Hải Dương)

20200512_083554_611861_thao-max-1800x1800

Ngày nay, do sinh hoạt ăn uống, môi trường nên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) khá nhiều, thậm chí người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc. Bệnh ĐTĐ gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Các biến chứng khớp của bệnh ĐTĐ rất nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng tránh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Đầu tiên bạn cần ổn định đường huyết kết hợp các biện pháp điều trị (Thu*c, chế độ ăn uống và sinh hoạt, kiểm soát cân nặng) một cách bài bản và hiệu quả. Từ bỏ các thói quen có hại trong ăn uống, sinh hoạt, lối sống: ăn nhiều đồ ngọt, làm quá sức hoặc quá lười, vệ sinh kém, uống rượu, hút Thu*c…Hãy chăm chỉ vận động, có chế độ ăn kiêng hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh gặp những biến chứng không đáng có. Bàn chân cũng cần được chăm sóc một cách đặc biệt như giữ sạch sẽ, khô ráo.Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân để kịp thời phát hiện những tổn thương dù nhỏ (nốt chai, trầy xước, sưng, đau...). Không đi chân đất dù ở trong nhà. Mang giày dép vừa vặn, êm ái, mềm mại và phù hợp. Tập các bài tập cho bàn tay, bàn chân, đảm bảo lượng máu cần thiết được tuần hoàn đến tay chân đầy đủ. Nếu thấy bàn tay có các biểu hiện bất thường như tê bì, khó co duỗi các ngón, sưng đau, đổi màu da…Hãy đưa mẹ bạn đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay khớp ngay khi phát hiện những bất thường.

BS Hà Hùng Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tranh-bien-chung-co-xuong-khop-o-nguoi-tieu-duong-n192512.html)
Từ khóa: cơ xương khớp

Chủ đề liên quan:

cơ xương khớp

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cơ xương khớp thường biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương...
  • Trong y học cổ truyền có rất nhiều bài Thuốc, hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp khá hiệu quả. Trong đó bài Thuốc “Độc hoạt tang ký sinh” có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả.
  • Ít ai biết rằng, hầu hết các hãng bảo hiểm đều loại trừ bệnh cơ xương khớp khỏi danh mục khám chữa bệnh khi mua các bảo hiểm bệnh tật hay khám chữa bệnh ở gói cơ bản. Một trong những lý do đó là tỷ lệ người mắc bệnh lý này ngày càng cao, trẻ hóa, khả năng mắc bệnh cao do béo phì, loãng xương do chế độ dinh dưỡng hay do lối sống ít vận động…
  • Nếu như trước đây bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi thì hiện nay căn bệnh này ngày càng trẻ hoá, thậm chí có bệnh nhân 35 tuổi đã thoái hoá khớp. Trong khi đó các bác sĩ cảnh báo, bệnh cơ xương khớp là 1 trong 10 nguyên nhân gây tàn phế.
  • Chồng tôi bị tiểu đường 3 năm nay, có uống Thu*c theo đơn bác sĩ kê. Tôi tìm hiểu được biết bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến các bệnh ở cơ xương khớp.
  • Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ, (CDC), các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu, dẫn tới Tu vong cho con người.
  • Hệ xương khớp có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động cho cơ thể. Vì vậy,ngoài chế độ ăn uống khám định kỳ thì cần có chế độ chăm sóc mỗi ngày để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
  • 10 vị Thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là ta đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp nhằm mục đích dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp trong những ngày đông tháng giá.
  • Không phải dãi nắng dầm mưa hay thức khuya dậy sớm như những ngành nghề khác, nhưng “nghề văn phòng” cũng mang lại lắm bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • (Mangyte) - Phải ngồi làm việc liên tục kèm theo thói quen ít vận động khiến số đông nhân viên văn phòng mắc bệnh về cơ xương khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY