Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tránh sai lầm khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc-xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

Ts. nguyễn văn cường, chuyên gia dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (tcmr) lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng Thu*c không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng Thu*c hạ sốt; chườm, đắp, bôi Thu*c hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả Thu*c theo kinh nghiệm dân gian. chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. không có chống chỉ định tiêm vắc-xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc-xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), một số vắc-xin (như sởi - Rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc-xin. tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng.

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn hib... các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. các vắc-xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng, các bà mẹ và người chăm trẻ cần lưu ý:

- Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. hỏi cán bộ y tế loại vắc-xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng Thu*c hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

- nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tranh-sai-lam-khi-cham-soc-tre-sau-tiem-chung-n109725.html)
Từ khóa: tiêm chủng

Chủ đề liên quan:

tiêm chủng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY