Trả lời báo chí ngày 3/6, ông tuyên cho biết kháng thể do vaccine covid-19 tạo ra không bền vững, suy giảm theo thời gian. do đó, mọi người cần tiêm mũi nhắc lại để có miễn dịch tiếp tục phòng bệnh và giảm tỷ lệ trở nặng.
Theo thứ trưởng tuyên, nếu không tiêm chủng, nguy cơ tái nhiễm, làm lây lan mầm bệnh, dịch covid-19 có khả năng quay trở lại. hậu quả là nhà nước phải hao tốn tiền của, các địa phương xin bộ y tế huy động nhân sự, tiếp tục vất vả chống dịch. trong khi đó, covid-19 được kiểm soát trên toàn quốc, một phần nhờ kết quả tiêm chủng thần tốc trong thời gian qua.
Bộ y tế ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng mũi ba và tiêm cho trẻ 5-11 tuổi đang chậm lại, nhiều địa phương phản ánh người dân từ chối tiêm chủng nên không nhận vaccine được phân bổ.
Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành hôm 1/6, ông tuyên cho biết: "tiêm vaccine covid-19 là bắt buộc" và đề nghị địa phương không nhận vaccine phải cam kết với chính phủ và bộ y tế chịu trách nhiệm khi dịch xảy ra, người dân không tiêm cũng cam kết tự trả chi phí điều trị và chịu trách nhiệm khi làm lây lan dịch bệnh.
Thực tế, nhiều người dân không còn hưởng ứng việc tiêm chủng, cho rằng "không cần thiết". Hoàng Anh 45 tuổi ở Hà Nội, cho biết đã tiêm hai mũi và sau đó mắc Covid-19, coi như đã tiêm mũi ba. Anh cho rằng hệ miễn dịch vẫn còn khỏe mạnh trong 6-10 tháng nữa, vì vậy không muốn tiêm chủng.
Còn Thảo Vy và chồng, cùng 25 tuổi, ở Hà Nội, mắc Covid-19 hồi cuối tháng 3, nhiễm chủng mới nhất là Omicron. Vy cho rằng thế giới chưa xuất hiện chủng virus mới hơn thì chưa cần tiêm chủng.
"Khi tiêm, tôi bị phản ứng phụ sốt ba ngày y như bị Covid-19, mất thời gian làm việc. Tôi cân nhắc tiêm vào đầu năm sau, tương tự tiêm phòng cúm", Vy nói.
Để đạt được kết quả tiêm chủng, thứ trưởng tuyên cho rằng các địa phương có trách nhiệm vận động người dân tham gia tiêm chủng bằng nhiều kênh, huy động cả mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị tham gia.
Hà nội là một trong 13 địa phương không nhận vaccine covid-19 được phân bổ ngày 19/5, số lượng 203.000 liều. đại diện sở y tế hà nội cho biết chưa tiếp nhận vaccine do đang rà soát đối tượng và lên kế hoạch tiêm chủng mũi bốn cho người dân. bên cạnh đó, thành phố còn gửi kho gần 250.000 liều.
"ngay sau khi có kế hoạch, hà nội sẽ nhận vaccine, phân bổ và tiêm ngay", đại diện sở nói và cho biết thêm về tỷ lệ tiêm chủng mũi ba, hà nội đã vượt 80%, nằm trong nhóm 11 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi ba cao.
Nhân viên y tế tiêm chủng cho người dân hà nội. ảnh: giang huy
Còn khánh hòa được phân bổ hơn 142.000 liều vaccine covid-19, song mới tiếp nhận hơn 71.000 liều. đại diện sở y tế tỉnh hôm 1/6 báo cáo bộ y tế, cho biết cố gắng nhận vaccine đến đâu thì tiêm hết đến đấy, tránh dư thừa vaccine. hiện tiến độ tiêm chủng mũi ba ở tỉnh đạt 47,3%, mũi bốn khoảng 14%, còn 380.000 người đang được cán bộ vận động đi tiêm. nhiều địa phương khác cũng cho biết đang lập kế hoạch tiêm chủng trong thời gian tới.
Tỷ lệ tiêm vaccine mũi ba trên toàn quốc đạt hơn 62% tính tới ngày 29/5, thấp so với chỉ tiêu cần đạt trong tháng 6. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hôm 1/6 báo cáo Bộ Y tế, tốc độ tiêm trung bình là 100.000 mũi một ngày. Nếu giữ nguyên tốc độ này, trong tháng 6 chỉ tiêm thêm được 3 triệu mũi ba. Trong khi đó, cả nước còn khoảng 26 triệu người cần tiêm.
Việt nam đã tiêm chủng tổng cộng hơn 221,6 triệu liều vaccine covid-19, tính đến ngày 3/6. trong đó, số mũi ba hơn 42,4 triệu liều, mũi bốn là hơn 300.000 liều. bộ y tế tiếp tục thúc giục các tỉnh tiêm chủng mũi ba, bốn và tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, đặt mục tiêu hoàn thành các mũi tiêm này trong quý 2.
Chủ đề liên quan:
bộ y tế Bộ Y tế Chính sách sức khỏe phân tích tiêm chủng Tiêm mũi 3 tin nóng vaccine COVID-19