Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh sởi, Rubella, các biện pháp phòng bệnh cũng như những điều cần biết về vắc-xin phối hợp sởi - Rubella...
Nhằm cung cấp những thông tin cập nhật đầy đủ về bệnh sởi, Rubella, các biện pháp phòng bệnh cũng như những điều cần biết về vắc-xin phối hợp sởi - Rubella trong Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - Rubella cho trẻ 1 - 14 tuổi trên toàn quốc; Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã biên soạn cuốn “hỏi đáp về bệnh sởi và bệnh rubella">hỏi đáp về bệnh sởi và bệnh rubella”. Báo SK&ĐS xin cung cấp tới độc giả nội dung cuốn sổ tay hỏi đáp, hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc, tư vấn cho cha mẹ và cộng đồng những thông tin hữu ích trong quá trình triển khai vắc-xin này.
vắc xin sởi -
Rubella đồng thời với các vắc-xin khác không?
Vắc xin sởi – Rubella an toàn và hiệu quả khi tiêm chủng đồng thời với với vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT), bạch hầu – uốn ván (DT hoặc Td), lao, bại liệt (OPV hoặc IPV), Hib, viêm gan B, vitamin A. Tuy nhiên, không được tiêm đồng thời hai mũi vắc-xin khác nhau vào cùng 1 vị trí.
Các phản ứng nhẹ có thể gặp là:
- Vắc-xin sởi có thể gây ra sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng. Hầu hết các trường hợp tự khỏi trong vòng 2 - 3 ngày mà không cần chăm sóc y tế. Sốt nhẹ chiếm 5 - 15% sau khi tiêm và kéo dài trong 1 - 2 ngày. Phát ban xảy ra trong khoảng 2% người được tiêm, thường bắt đầu từ 7 - 10 ngày sau khi tiêm và kéo dài 2 ngày. Các tác dụng phụ nhẹ xảy ra ít hơn ở liều tiêm thứ 2. Viêm não đã được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin sởi với tỷ lệ khoảng 1/1triệu trường hợp tiêm mặc dù chưa chứng minh được mối liên quan.
- Vắc-xin Rubella chủ yếu gây ra các dấu hiệu ở khớp như đau khớp (25%), viêm khớp (10%) ở trẻ vị thành niên và phụ nữ, thường kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần. Phản ứng này rất hiếm ở trẻ em và ở nam giới tiêm vắc-xin sởi - Rubella (0 - 3%).
- Sốt nhẹ và phát ban, nổi hạch, đau cơ, dị cảm là những triệu chứng thường được báo cáo.
Một số phản ứng nặng hiếm gặp:
- Giảm tiểu cầu là dấu hiệu rất hiếm với tỷ lệ báo cáo dưới 1/30.000 liều dùng.
- Sốc phản vệ cũng rất hiếm gặp. Vắc-xin rất hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, phát ban dị ứng trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng.
- Các nghiên cứu cho thấy phản ứng của hệ thần kinh trung ương không liên quan trực tiếp đến vắc-xin.
Hầu hết các trường hợp có đáp ứng miễn dịch với sởi, Rubella sau tiêm vắc-xin và miễn dịch này là bền vững suốt đời.
Những trường hợp đã được chẩn đoán xác định là mắc bệnh sởi và Rubella thì không phải tiêm vắc-xin sởi - Rubella vì người mắc bệnh thường có miễn dịch bền vững với các bệnh này.
Tuy nhiên, nếu chỉ mắc sởi hoặc mắc Rubella hoặc chưa biết chắc chắn đã mắc các bệnh này thì việc tiêm vắc-xin phối hợp sởi - Rubella để phòng đồng thời 2 bệnh là cần thiết.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố như còn tồn lưu miễn dịch thụ động do mẹ truyền hay hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh...
Việc tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi lúc 18 tháng tuổi là cơ hội để tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc trẻ bị bỏ sót chưa được tiêm vắc-xin sởi, từ đó giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
Đối với vắc-xin Rubella, hầu hết các nước trên thế giới thường dùng vắc-xin Rubella phối hợp với vắc-xin sởi, vắc-xin quai bị.