Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì? Cách điều trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến cho nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như phát ban, viêm da, dị ứng,…ngoài ra, mẩn đỏ cũng là triệu chứng kèm theo của nhiều bệnh lý khác nhau. bố, mẹ không nên chủ quan, cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và giúp con khắc phục càng sớm càng tốt.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể nói là tình trạng khá phổ biến. bởi, cơ thể trẻ em khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu gặp tác nhân gây hại xâm nhập. khi thấy con có biểu hiện bất thường này, nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết con đang gặp vấn đề gì.

Tuy nhiên, đa phần những em bé bị nổi mẩn đỏ trên người, không có triệu chứng kèm theo, sau vài giờ hoặc vài ngày những nốt đỏ sẽ biến mất nếu được chăm sóc tốt. mặc dù vậy, vẫn có trường hợp mẩn đỏ hình thành từ các bệnh lý ngoài da. lúc này, trẻ cần có sự can thiệp điều trị để phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn.

Vậy, trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì? dưới đây là một số vấn đề ảnh hưởng làm khởi phát hiện tượng này:

Tình trạng mề đay, mẩn ngứa

Mề đay là một trong những nguyên do khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh ngoài da này ở trẻ em. điển hình là do cơ thể trẻ bị dị ứng với một số dị nguyên bên ngoài như bụi, lông chó mèo, phấn hoa…hoặc có thể là do da bé bị nhiễm trùng, sử dụng Thu*c gây ra.

Lúc này, trên người trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, tình trạng sẽ cải thiện sau đó vài giờ hoặc vài ngày nếu bố, mẹ biết cách giữ vệ sinh và chăm sóc da bé đúng cách. Không nhất thiết phải can thiệp Thu*c điều trị, vì rất có thể cơ thể trẻ phải gặp thêm tác dụng phụ.

Mặc dù vậy, phụ huynh cũng không nên lơ là, bởi tình trạng mề đay có thể kéo dài, thậm chí chuyển thành mãn tính khó điều trị. Chính vì thế, để tránh các nguy cơ không mong muốn xảy ra, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám nếu thấy tình trạng mề đay, mẩn ngứa không thuyên giảm.

Trẻ bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở đội tuổi trẻ dậy thì mà còn cả giai đoạn trẻ nhũ nhi. Chúng hình thành trên mặt hoặc cơ thể trẻ. Hầu hết những nốt mụn thường không gây sốt ở trẻ nhỏ mà chỉ khiến vùng da tổn thương bị sưng, đỏ. Ngoài ra, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không gây ngứa cho da bé.

Các chuyên gia cho đến hiện nay vẫn chưa lý giải được vì sao mụn trứng cá lại xuất hiện ở trẻ em vào giai đoạn này. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, người ta cũng đề cập đến hiện tượng dẫn truyền hormone giữa mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh nở có mối liên quan đến vấn đề này.

Mụn trứng cá khởi phát thường vào thời kỳ trẻ được 2 tuần tuổi cho đến 4 tuần tuổi. lúc này, các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần và tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. thế nhưng cũng có một vài trẻ bị mẩn đỏ khắp người do mụn trứng cá kéo dài trong vài tháng liền.

Rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, hầu như em bé nào cũng trải qua một lần trong đời. Bệnh khiến da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, đôi khi còn có cả mụn nước. Chúng xuất hiện nhiều ở khu vực cổ, tay, ngực, háng, nách, lưng,….

Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là vấn đề lỗ chân lông bị bít tắc mồ hôi gây ra. Thông thường, khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ khiến trẻ dễ mắc phải chứng bệnh này. Bệnh có thể tự khắc phục mà không cần can thiệp khi thời tiết, môi trường sống trở nên mát mẻ hơn.

Tuy nhiên, rôm sảy ở trẻ nhỏ có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Để phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn xảy đến với con. Bố, mẹ nên can thiệp giúp trẻ khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tốt nhất nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu rôm sảy kéo dài không có biểu hiện thuyên giảm.

Sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban cũng là một trong những tác nhân khiến cho có thể trẻ nổi nhiều mẩn đỏ. Những cơn sốt nhẹ có thể xuất hiện, nhiệt độ từ 37.5 độ C cho đến 38 độ C. Một số trường hợp khác, trẻ có thể sốt phát ban với nhiệt độ lên đến 39.4 độ C. Bệnh có thời gian ủ trong cơ thể bé khoảng 1 tuần trước khi bùng phát.

Một số triệu chứng sốt phát ban giúp bố, mẹ sớm nhận biết như: Sốt, da nổi nhiều nốt ban đỏ. Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai trẻ, sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Khi chúng biến mất có thể gây ra nhiều vết thâm trên người trẻ. Một số trẻ bị sốt phát ban còn có những biểu hiện bất thường khác kèm theo như chảy nước mũi, đỏ mắt, ho hen.

Nhiễm nấm ngứa

Một số loại nấm có thể xâm nhập gây hại cho da bé như microsporum canis, microsporum audouinii, trichophyton tonsurans. Chúng khiến bề mặt da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nhưng không gây sốt. Tình trạng nấm ngứa có thể nhanh chóng lây lan thông qua các đồ dùng cá nhân của trẻ.

Ngoài mẩn ngứa, trẻ còn có thêm một số triệu chứng cụ thể khác như: nốt mẩn đỏ có hình bầu dục, có vảy, chúng dần lớn lên theo thời gian; vùng da tổn thương ngứa ngáy, khó chịu, một số trường hợp da còn bị bong tróc như vảy, gàu.

Tình trạng giãn mao mạch

Trẻ bị nổi nhiều mẩn đỏ khắp người có thể do hiện tượng giãn mao mạch gây ra. giãn mao mạch hình thành khi hệ thống mạch máu bị giãn nở quá mức dưới da, hay gọi là tình trạng xuất huyết dưới da làm cho da bé trở xuất hiện nhiều vết đỏ.

Khi gặp phải tình trạng giãn mao mạch, trẻ sẽ có một số triệu chứng sau đây, bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết khi:

Trên da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.

Bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema là một dạng bệnh lý da liễu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. triệu chứng của bệnh điển hình là tình trạng mẩn đỏ trên da, ở những vị trí như mặt, khuỷu tay hay đầu gối.

Một số trường hợp, trẻ em bị bệnh chàm còn có các biểu hiện khác như nhiễm trùng hoặc bong tróc lớp da vảy vàng, giòn. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bé tiếp xúc, ma sát với các đồ vật xung quanh. Đặc biệt là giai đoạn trẻ tập bò hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác.

Bệnh chàm ở trẻ nhỏ chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng do chàm gây ra. sự can thiệp này giúp trẻ phòng tránh được nhiều nguy cơ không mong muốn. để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bố mẹ nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách.

Bệnh chốc lở

Chốc lở cũng là một trong số các nguyên do khiến cơ thể trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. đây là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, bệnh có khả năng lây lan rộng trên các vùng da cơ thể. sau một thời gian, những nốt mẩn đỏ có thể hình thành mủ, bên ngoài có lớp vảy màu vàng.

Chốc lở xuất hiện phổ biến ở những em bé trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi và thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể trẻ. Trường hợp bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh cần được chăm sóc và theo dõi y khoa nghiêm ngặt. Bởi ở giai đoạn này, chốc lở có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy con có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh. bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị bằng các phương pháp phù hợp.

Một số Thu*c có thể được kê toa nhằm cải thiện tình trạng cho bé như Thu*c kháng sinh, Thu*c mỡ, kem bôi ngoài da. Bên cạnh đó, bố mẹ nên giữ vệ sinh cho da bé, cho bé ở nhà để phòng ngừa lây lan sang những em bé khác.

Bệnh hồng ban ở trẻ nhỏ

Bệnh hồng ban ở trẻ em hình thành khi cơ thể trẻ bị virus gây hại tấn công, gây nên tình trạng nhiễm trùng đối với một số bé có cơ địa mẫn cảm. Lúc này, trên da trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. Những vết đỏ này có thể lan rộng khắp các vùng da trên người nhưng không gây ngứa ngáy.

Tuy nhiên, chúng có thể khiến da trẻ bị phồng rộp. Thông thường, bệnh khởi phát và có thể tự biến mất sau đó 3 – 6 tuần mà bố mẹ không cần can thiệp điều trị. Mặc dù thế, để đảm bảo sức khỏe cho con, phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh da cho trẻ, đồng thời có biện pháp chăm sóc đúng cách, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Dị ứng thời tiết, thực phẩm

Còn một nguyên nhân nữa khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người đó là do tình trạng dị ứng. cơ thể trẻ nhỏ khá nhạy cảm, mềm yếu nên có thể bị nhiều tác nhân bên ngoài xâm nhập, gây hại. trong đó, một số yếu tố ảnh hưởng như thời tiết thay đổi, do ăn phải thực phẩm gây dị ứng.

Khi cơ thể trẻ bị kích thích sẽ có một số biểu hiện ngoài da như xuất hiện nhiều nốt đỏ, rát, kèm theo ngứa. Một số trường hợp, dị ứng còn gây ra tình trạng nóng sốt cho trẻ, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, da trở nên khô và bong tróc. Chúng sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Nổi nhiều mẩn ngứa trên da tuy không nguy hại trực tiếp tính mạng trẻ nhưng một số trường hợp, mẩn ngứa, đỏ rát kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

Mẩn đỏ xuất hiện khiến da bé trở nên mất thẩm mỹ. Thậm chí, một số trường hợp khi chúng biến mất còn để lại thâm hay sẹo cho làn da trẻ.

Trường hợp mẩn đỏ xuất hiện do các bệnh da liễu hoặc dị ứng có thể thuyên giảm nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày. thế nhưng, nếu mẩn đỏ bùng phát do bệnh truyền nhiễm, thời gian lưu trú trên da kéo dài, phụ huynh nên đưa con em đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. thông thường, can thiệp sau 5 ngày đến 1 tuần tình trạng sẽ cải thiện.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, tình trạng nổi mẩn đỏ trên người trẻ có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc chỉ trong vài giờ sau khi chúng xuất hiện. tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan, bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu của những vấn đề nguy hại hơn. đưa con đi thăm khám y tế khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau:

Da xuất hiện nhiều nốt đỏ, kèm theo đó là mụn nước, đôi khi là mủ viêm.

Thông qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. bố mẹ không nên tự ý mua và cho con sử dụng Thu*c tân dược khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. đặc biệt đối với những bé nhũ nhi, cần có sự theo dõi của người có chuyên môn để tránh xảy ra rủi ro không mong muốn.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người điều trị như thế nào?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nếu không kèm theo nhiều biểu hiện bất thường có thể khắc phục tại nhà bằng một số thảo dược thiên nhiên. trường hợp thăm khám y tế, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại Thu*c phù hợp nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị.

Phụ huynh cần đảm bảo việc sử dụng Thu*c cho trẻ sơ sinh đã thông qua phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. tránh tuyệt đối việc tự ý sử dụng Thu*c tây khi chưa nhận biết nguyên do gây mẩn đỏ, nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ. dưới đây là một số phương pháp điều trị, bạn đọc có thể tham khảo:

Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người trẻ bằng mẹo dân gian

Sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng mẩn đỏ nổi khắp người trẻ được nhiều người lựa chọn. bởi, những nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo được độ lành tính, an toàn cho da bé, không gây ra tác dụng phụ như Thu*c tân dược. một số mẹo đơn giản như:

Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt, trường hợp da bé bị nhiễm nấm, dị ứng có thể sử dụng biện pháp này để khắc phục triệu chứng ngoài da. Mẹ chỉ cần sử dụng một nắm lá trà xanh, đun với 500ml nước. Sau đó sử dụng nước lá trà đã nấu pha với nước mát, đảm bảo độ ấm để tắm cho bé hàng ngày.

Sử dụng lá khế: Lá khế cũng là loại thảo dược được nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng để khắc phục tình trạng mẩn ngứa trên người trẻ. Mẹ chỉ cần hái một nắm lá khế, rửa sạch sau đó giã nát. Cho vào một ít muối, sau đó đắp hỗn hợp lá khế và muối lên khu vực bị mẩn đỏ. Sau 15 phút thì rửa lại da bé với nước sạch.

Chườm nóng: Ngoài sử dụng lá cây thảo dược, nếu tình trạng ngứa ngáy ngoài da do mẩn đỏ gây ra khiến bé khó chịu, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm nóng. Với cách thức này, nhiệt độ nước sẽ giúp xoa dịu những triệu chứng dị ứng da hoặc giãn nở mao mạch khác hiệu quả. Mẹ sử dụng một chiếc khăn sạch, thấm nước ấm, vắt khô và chườm trực tiếp lên vùng da đang khó chịu của trẻ. Thực hiện cho đến khi thấy con giảm cảm giác ngứa ngáy. Không sử dụng nước quá nóng có thể gây bỏng da trẻ.

lưu ý: mẹo dân gian chỉ phù hợp cho tình trạng mẩn đỏ khắp người không gây sốt hay các triệu chứng bất thường khác kèm theo. bên cạnh đó, tác dụng của các phương pháp này sẽ chậm hơn Thu*c tây y. vì thế, phụ huynh nên kiên trì thực hiện. nếu thấy mẩn đỏ không thuyên giảm. bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Điều trị mẩn đỏ khắp người trẻ bằng Thu*c Tây

Dưới đây là một số loại Thu*c được sử dụng để cải thiện tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. tuy nhiên, trước khi sử dụng, bố mẹ nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn:

Thu*c bôi chứa corticoid: Các loại Thu*c, kem bôi da chứa corticoid với công dụng diệt khuẩn, nấm ngứa trú ngụ trên bề mặt da của trẻ. Kết quả mang lại nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là hoạt chất có khả năng bào mòn, bố mẹ không nên bôi khu vực rộng trên da bé. Ngoài ra, nên chú ý không để Thu*c tiếp xúc với mắt hoặc miệng bé.

Thu*c kháng histamin: Thông thường, Thu*c dạng này sẽ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc gặp các vấn đề tự miễn. Công dụng của Thu*c là giúp ức chế quá trình sản sinh histamin gây dị ứng trong cơ thể. Thu*c có thể gây tác dụng phụ, vì thế phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình liền sẹo, làm vết thương trên da trẻ mau chóng phục hồi. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm lành tính với da bé, chứa các thành phần vitamin như C, E, D hoặc B5,…

Thu*c tân dược có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con, phòng tránh nguy cơ, phụ huynh nên tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Không nên tự ý cho trẻ sử dụng Thu*c khi chưa được hướng dẫn.

Một vài lưu ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng mẩn đỏ khắp người cho trẻ, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi. Đặc biệt, nên giữ môi trường sống của trẻ thông thoáng, sạch sẽ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý hoặc do dị ứng gây ra. nếu quan sát thấy các nốt đỏ không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. đặc biệt, trường hợp trẻ nổi nhiều mẩn đỏ kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-bi-noi-man-do-khap-nguoi)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY