Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ em ăn bao nhiêu trái cây một ngày thì đủ?

Mỗi độ tuổi trẻ em cần tiêu thụ một lượng trái cây đúng nên các mẹ hãy chú ý nhé.

Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày?

Trẻ em ăn bao nhiêu trái cây một ngày thì đủ?

Ảnh minh họa.

Viện nhi khoa mỹ aap khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:

1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.

4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.

7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.

Aap cũng gợi ý cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày.

Một gợi ý khác của aap là cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin c mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu.

Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.

Cách biến tấu trái cây cho bé

Mẹ có thể ép nước trái cây cho bé uống, tuy nhiên với các bé dưới 6 tháng tuổi, nước ép phải được pha loãng.

Khi bé hơn 6 tháng tuổi, có thể ăn dặm, mẹ nên nghiền trái cây cho bé ăn thay vì uống nước ép. trái cây nghiền hay sinh tố, smoothie vẫn còn giữ lại chất xơ bên cạnh các loại vitamin, tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé.

Khi bé bắt đầu mọc răng và biết nhai, mẹ nên cắt nhỏ trái cây cho bé ăn để tập nhai, đồng thời trái cây cắt lát sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất hơn là xay và ép nước.

Lưu ý khi chọn loại trái cây cho bé

Khi cho bé thử một loại trái cây mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít và theo dõi bé 3 - 4 ngày để nhận biết kịp thời các dị ứng nếu có ở bé. tránh cho các bé dưới 1 tuổi ăn các loại trái cây có vị mạnh như cam, xoài, dứa, dâu tây, kiwi.

Các trái cây nhuận trường như đu đủ, chuối không nên thường xuyên cho bé ăn nếu bé có biểu hiện tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Các trái cây tính nóng như sầu riêng không nên cho bé ăn khi bé đang táo bón.

Bên cạnh trái cây, mẹ nên bổ sung rau củ vào thực đơn hằng ngày của bé nữa nhé!

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tre-em-an-bao-nhieu-trai-cay-mot-ngay-thi-du-50779.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tre-em-an-bao-nhieu-trai-cay-mot-ngay-thi-du/20210219085018471)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY