Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng gấp 4

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC) ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng tuần qua, từ 13-19/6, thành phố ghi nhận 135 ca mắc, rải rác ở khắp các quận huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì. Hầu hết bệnh nhân nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp T* vong.

Trả lời vnexpress, tối 22/6, ông khổng minh tuấn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội, cho biết số ca tăng là điều tất yếu khi trẻ quay lại trường học. trong khi đó, tay chân miệng là bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, qua tiếp xúc, giọt bắn. tuy nhiên, số ca chỉ tăng nhẹ, phân bố lẻ tẻ, rải rác ở nhiều quận huyện, không có ổ dịch lớn như tại tp hcm.

Ông so sánh, giai đoạn năm 2018-2019, số ca tay chân miệng có lúc lên đến 3000, nhiều ổ dịch phức tạp, nguy hiểm gấp 4 đến 5 lần hiện nay. "còn mức tăng hiện nay chỉ cao so với với năm ngoái và vẫn trong tầm kiểm soát", ông tuấn nói, thêm rằng trong năm 2021, đại dịch kéo dài, hà nội và nhiều tỉnh thành bị phong tỏa, học sinh được nghỉ học nhiều nên số trẻ mắc giảm mạnh, nguy cơ lây lan thành ổ dịch gần như không có.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng khi trẻ nhỏ mầm non đi học trở lại làm tăng tỷ lệ tiếp xúc, "lây nhiễm là điều khó tránh khỏi". Ngoài ra, nỗi ám ảnh đại dịch đã ăn sâu tiềm thức người dân, hầu hết mọi người chỉ nhắc đến Covid và quên lãng một số mặt bệnh nguy hiểm khác. Do đó, khi cuộc sống trở lại bình thường, người dân dần để ý hơn đến các bệnh bùng phát theo mùa.

"tuy nhiên, kinh nghiệm phòng chống covid nhiều năm trang bị cho người dân cách tự chăm sóc và phòng bệnh truyền nhiễm tốt hơn trước, số ca mắc nhẹ, không có biến chứng nặng nề", ông phu nói.

Gia đình đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Thảo Nhi

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm, nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp chính là chăm sóc và điều trị triệu chứng.

Để chủ động phòng chống bệnh, chuyên gia khuyến cáo mọi người rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, chén bát đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng.

Trẻ mắc bệnh cần cách ly tối thiểu 10 ngày để đảm bảo không lây nhiễm, sau đó có thể đi học trở lại. Thời gian này, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ kỹ lưỡng. Nếu trẻ bị sốt cao trên hai ngày hoặc sốt trên 39 độ, giật mình (dù rất khẽ) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-mac-tay-chan-mieng-tai-ha-noi-tang-gap-4-4479011.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY