Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ mắc tay chân miệng tăng khi nắng nóng

Nghệ An-Tuần đầu tháng 6, hơn 40 em bé được gia đình đưa tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị do bệnh tay chân miệng.

Tay chân miệng là bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên mỗi tháng khoảng hơn chục bé nhập viện. Con số hàng chục bé vào viện chỉ trong một tuần là bất thường, theo bác sĩ Hồ Thị Lan, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. 

"bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm nắng nóng thuận lợi hơn cho virus phát triển nên số trẻ nhập viện tăng cao", bác sĩ lan nói.

Đa số trẻ bệnh nhẹ, triệu chứng quấy khóc bất thường, sốt cao không hạ và giật mình. Cha mẹ đưa con tới bệnh viện sớm nên được điều trị kịp thời.

gây nên. Các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày.

Tới giai đoạn toàn phát, trẻ bị nổi mụn nước kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng, ví dụ ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước này thường vỡ rất nhanh, tạo ra các vết trợt loét, đau rát khiến bệnh nhi khó ăn uống. Tiếp theo, mụn nước, bọng nước xuất hiện ở chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.

Khi mắc, bệnh có thể diễn biến nhanh trong vài giờ và gây biến chứng nặng ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị bệnh rất nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí Tu vong. Chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Để phòng tay chân miệng, bác sĩ khuyến cao cha mẹ rửa tay thường xuyên cho trẻ dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. người lớn cần thường xuyên vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Gia đình nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Vật dụng ăn uống phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, có thể ngâm và tráng bằng nước sôi để tiệt trùng. Cha mẹ không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi...

Các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà cần được lau, rửa thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, cần cách ly tại nhà trong 10-14 ngày đầu.

Khi có các dấu hiệu quấy khóc dai dẳng kéo dài, sốt cao không hạ và không đáp ứng Thu*c hạ sốt, giật mình, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ, tránh biến chứng nặng.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tre-mac-tay-chan-mieng-tang-khi-nang-nong-4111704.html)

Tin cùng nội dung

  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Tôi đi khám phát hiện có 1 viên sỏi 4mm ở thận phải. Xét nghiệm nước tiểu thì kết quả ghi “cặn dicanxiphotphat”...
  • Mangyte ơi, hiện nay ở TPHCM có chương trình nào tư vấn về Tiêu hóa cho trẻ em đang diễn ra không? Nếu có Mangyte giới thiệu giúp em nhé. Chân thành cảm ơn! (Lê Thị Hương - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY