Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân cần nhận biết sớm để điều trị

Cần nhận biết và khắc phục sớm tình trạng trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân thông qua việc tham khảo thông tin sau đây. Cùng tìm hiểu rõ hơn về...

môi trường sống ô nhiễm, chế độ sinh hoạt, các thói quen là những tác nhân hàng đầu khiến trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân. các triệu chứng mẩn ngứa thường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

I. Nguyên nhân gây mẩn ngứa tay chân ở trẻ và cách nhận biết

Không chỉ là bệnh lý da liễu thông thường, các triệu chứng nổi mẩn ngứa ở tay chân còn thể hiện cho rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. tùy thuộc vào nguyên nhân gây và biểu hiện cụ thể mà phụ huynh có thể chẩn đoán hiện tượng trẻ nổi mẩn ngứa lòng chân là do các bệnh lý sau đây.

1. Bệnh tay chân miệng

– bệnh tay chân miệng là một dạng truyền nhiễm cấp tính do non polio enteroviruses gây ra. trẻ mắc bệnh tay chân miệng bằng đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng dùng chung. tay chân miệng phát triển thành dịch và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Biểu hiện:

    Triệu chứng đầu tiên khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất khó nhận biết như: sốt nhẹ khoảng 38 độ C, trẻ biếng ăn, mệt mỏi.

– yếu tố phổ biến: bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng các trường hợp trẻ thanh thiếu niên vẫn có nguy cơ mắc phải.

– Biến chứng: Chân tay miệng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu với trẻ mà còn để lại các biến chứng như:

    Lở loét miệng, cổ họng.

Khi phát hiện trẻ có một trong số những triệu chứng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

2. Viêm da cơ địa

Đây cũng là một trong số những triệu chứng da liễu thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy không nguy hiểm như chân tay miệng nhưng bệnh cũng để lại những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

– Làn da của trẻ còn khá non nớt và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như: nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại (Thu*c nhuộm, nhựa, chất tẩy rửa, cao su,..), côn trùng đốt, hệ miễn dịch suy yếu khi thời tiết thay đổi,…Theo thống kê của FDA, có khoảng 90% trẻ có nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm trong những năm đầu đời.

– Tay, chân và những vị trí da trẻ có tiếp xúc với hóa chất hoặc bị viêm da cơ địa sẽ bị sưng tấy đỏ, ngứa rát và lây lan sang các vị trí khác hoặc gây hiện tượng bội nhiễm.

Tìm hiểu chi tiết: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

3. Dị ứng thời tiết

– một tác nhân nữa có thể gây nổi mẩn ngứa chân tay ở trẻ đó chính là dị ứng thời tiết. khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và chưa kịp thích nghi với môi trường tạo điều kiện cho các kháng thể tự chống đối lẫn nhau.

– ngoài việc nổi mẩn ngứa ở chân, tay hoặc lưng, bụng thì trẻ còn có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi liên tục, mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.

4. Chàm tổ đỉa

– Cũng là một bệnh lý về da liễu thường rất phổ biến ở trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu.

– Chàm tổ đỉa có những biểu hiện như ngứa tay chân, nổi mụn nước. Nếu càng tác động vào vết thương, vết ngứa sẽ ngày càng dữ dội hơn. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và những ngày thời tiết ẩm ướt.

5. Lupus ban đỏ

– Lupus ban đỏ hệ thống thuộc một dạng suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ. Lúc này, hệ thống miễn dịch suy yếu nên khiến cho các chức năng ngăn chặn, loại trừ tấn công từ các tác nhân gây hại bị suy yếu hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do các kháng nguyên trong cơ thể trẻ hoặc do di truyền từ cơ thể mẹ sang con.

– thời gian đầu, lupus ban đỏ hệ thống không xuất hiện dấu hiệu nào cụ thể. nhưng khoảng 2 – 3 tuần sau thì trẻ sẽ biểu hiện ra các triệu chứng như đau xương khớp, sốt cao, tức ngực, rụng tóc, loét miệng và đặc biệt là nổi mẩn đỏ ở chân tay và mặt.

6. Thiếu hụt vitamin

Khi trẻ thường xuyên có biểu hiện ngứa tay chân râm ran, cơ thể mệt mỏi, người lờ đờ thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin. điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải hết sức chú ý.

7. Khô da

Theo nhận định của bác sĩ Yolanda Ragland, DPM, người sáng lập Fix Your feet: “Trẻ em thường được tắm bằng nước ấm nhưng không được dưỡng ẩm đúng cách.” Điều này có thể khiến cho da tay và chân dễ bị khô, bong tróc. Ngoài ra, việc khô da còn do yếu tố di truyền, uống nước không đủ hoặc cơ địa nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho da bạn bị khô và ngứa ngáy, đặc biệt là ở tay và chân.

Nếu trẻ bị ngứa tay chân do khô da với các biểu hiện bong tróc như vảy, tay chân nứt nẻ, ngứa ngáy, thì phụ huynh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để tìm ra sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm cụ thể.

II. Chăm sóc trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân đúng cách

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng khi trẻ bị ngứa tay chân do các bệnh lý trên, phụ huynh nên chú ý:

– vệ sinh tay chân trẻ cẩn thận: bằng nước ấm sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc trước khi ăn. việc vệ sinh tay chân trẻ nên sử dụng khăn lau mềm, gel hoặc nước ấm và không nên dùng sữa rửa tay có mùi, tránh làm cho tình trạng kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Cách ly trẻ với các tác nhân bên ngoài như: Khói bụi, ánh nắng mặt trời, các vật dụng có tính kích ứng da như gấu bông, đồ chơi bị nhiễm khuẩn,..

– Đưa trẻ đến bệnh viện: Đối với trường hợp trẻ có biểu hiện ngứa chân tay kéo dài thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa ở chân hầu như khá phổ biến và thường gặp ở hơn 90% trẻ em dưới 12 tuổi. để chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị phù hợp, phụ huynh không nên tự ý chẩn đoán hay sử dụng Thu*c điều trị tại nhà.

thuocdantoc.vn không cung cấp những thông tin có giá trị thay thế chẩn đoán, điều trị của bác sĩ. mọi vấn đề về sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-noi-man-ngua-o-tay-chan-can-nhan-biet-som-de-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY