Khảo sát tác hại của Thuốc lá kéo dài một tháng đến 28/6 có 4.973 người tham gia. trong đó, có đến 95% người đồng tình rằng việc giảm tác hại khói Thuốc lá có ý nghĩa từ "quan trọng" đến "rất quan trọng". nếu có giải pháp cho việc này, trên 90% người thể hiện sự quan tâm, muốn tìm hiểu.
Mong muốn nói trên xuất phát từ việc đại đa số họ rất khó cai Thuốc. Cụ thể, trong khảo sát, gần 90% người từng nghĩ đến việc cai Thuốc lá. Tuy nhiên, gần 36% từng thử cai nhưng chưa thành công. Một tỷ lệ khá lớn khác, 27% đã thành công ban đầu nhưng lại tái hút.
Kết quả này cũng phù hợp với khảo sát trên phạm vi toàn quốc. Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Liên chi Hội Hô hấp TP HCM cho biết, tỷ lệ cai Thuốc lá thành công tại Việt Nam chỉ đạt 25% (số liệu từ điều tra của Chương trình phòng chống tác hại Thuốc lá quốc gia - Vinacosh). Ở Mỹ, Pháp, con số này còn thấp hơn, dưới 10%.
Lý giải hiện tượng khó cai, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV cho biết, gần như tất cả người hút Thuốc lá đều biết rõ tác hại nhưng bỏ ko được. Việc họ không bỏ được hay tái nghiện Thuốc lá do hai yếu tố: lệ thuộc vào nicotin và nghiện hành vi, động tác hút Thuốc.
Với việc phần lớn người hút Thuốc chưa thể bỏ Thuốc lá ngay dù Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến bắt buộc, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K nhận định cần có giải pháp giảm tác hại cho họ. "Đối với những người không thể cai Thuốc lá, chúng ta cần giải pháp khả thi hơn cho họ, ví dụ như giảm tác hại. Cần nhớ, Thuốc lá hay sản phẩm thay thế đều có hại cho sức khỏe và những giải pháp này cần được cho phép và phải quản lý chặt chẽ", ông nói.
Tại khảo sát của VnExpress, với câu hỏi những giải pháp đã làm để giảm thiểu tác hại, có hàng trăm giải pháp đã được người hút Thuốc đưa ra. Ở nhóm giải pháp hỗ trợ để giảm thèm nicotin, người Việt đang dùng các loại kẹo, viên ngậm, miếng dán. Có ý kiến đưa giải pháp giảm độ ngon cho Thuốc lá như dùng xịt miệng. Cũng không ít người tìm biện pháp để quên hẳn thói quen hút Thuốc như "ngủ", "ăn kẹo cao su", "uống cà phê", "tập thể dục". Các ý kiến khác của độc giả là chuyển sang dùng các sản phẩm sử dụng đầu lọc than hoạt tính, hoặc Thuốc lá không khói (đã loại bỏ quá trình đốt cháy) như Thuốc lá làm nóng, Thuốc lá điện tử...
Hầu hết người hút Thuốc khi tìm đến một trong các giải pháp thay thế đều mong muốn giải pháp này được các cơ quan khoa học, y tế công nhận và không gây khó chịu cho người xung quanh.
Theo các chuyên gia, người nghiện Thuốc nên tăng cường thể dục vì quá trình vận động giúp giải phóng hormone endorphin xoa dịu cảm giác khó chịu, tăng năng lượng. Điều quan trọng nhất, mọi người phải quyết tâm và có ý chí cao. Đặc biệt, họ rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của người thân, của chuyên gia tư vấn về tác hại Thuốc lá, hướng dẫn những bước cai Thuốc hiệu quả...
Thể thao là một trong những cách hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu khi cai Thuốc lá. Ảnh: Unsplash.
Việc tuyên truyền cũng có vai trò không nhỏ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng. phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ trần văn ngọc nhấn mạnh, cần đưa vấn đề tác hại của Thuốc lá (chủ động và thụ động) vào giáo trình giảng dạy cho độ tuổi tiểu học (hiện nay lứa tuổi được tiếp xúc sớm nhất là trung học).
"Giáo dục càng sớm sẽ càng tạo cơ hội tránh xa mọi loại Thuốc lá. Các em còn có thể đóng vai trò người tuyên truyền, tư vấn để người thân trong gia đình từ bỏ Thuốc lá. Nếu nhân rộng mô hình này, tôi nghĩ tỷ lệ hút Thuốc lá ở Việt Nam có thể giảm xuống", bác sĩ Trần Văn Ngọc nói.