Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trên người con gái bỗng bốc mùi hôi thối, mẹ đưa đi khám thì hoảng hốt khi biết nguyên nhân

Bà mẹ lo lắng khi đã tắm và vệ sinh sạch sẽ cho con nhưng thứ mùi hôi thối ấy vẫn không mất đi.

Trẻ nhỏ luôn tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Chúng đồng thời cũng chưa ý thức được điều gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân. Chính vì thế mà nhiều T*i n*n không mong muốn đã xảy ra với bé.

Cách đây không lâu, một bà mẹ người Hồ Nam, Trung Quốc đã đưa con gái 3 tuổi tới khám tại bệnh viện Khoa Tai mũi họng tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Hồ Nam. Nguyên do bởi cô đột nhiên thấy trên người con gái có mùi hôi rất khó chịu. Cho dù bé tắm và vệ sinh sạch sẽ đến đâu cũng không mất đi thứ mùi hôi thối ấy.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một dị vật mắc trong mũi của cô bé. Đó là một vật có hình dạng như chiếc đinh ốc, dài khoảng 3-5cm. Khi dị vật được lấy ra khỏi mũi đứa trẻ cũng kéo theo mùi hôi nồng nặc khiến người mẹ phải kinh hãi. Chính việc dị vật ấy mắt kẹt trong mũi bé gái lâu ngày đã gây viêm nhiễm dẫn đến mùi hôi khó chịu.

Dị vật trong mũi bé gái.

Mắc dị vật trong mũi là một T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Đa phần là khi chúng chơi đùa bị những đứa trẻ khác hoặc chính bản thân bé nhét vào mũi các loại đậu đỗ, hạt trái cây, giấy vo viên, đồ chơi bằng nhựa... nhưng lại không thể tự mình lấy ra được.

Điều đáng nói là sự việc không được trẻ nhỏ nói với người lớn, cha mẹ cũng không phát hiện ra. Sau đó ở trẻ sẽ xuất hiện tình trạng tương tự cảm mạo (chảy nước mũi, sốt...) và cha mẹ liền điều trị chứng cảm mạo cho con. Khi tình trạng của bé không thuyên giảm họ mới đưa con đến bệnh viện, lúc này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vừa gây khó khăn cho bác sĩ khi loại bỏ dị vật.

Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần hết sức lưu ý:

- Các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý tới con vì trẻ nhỏ luôn tò mò với mọi thứ mới lạ xung quanh mình. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên đặt những đồ vật có thể gây nguy hiểm, đồ sắc nhọn, đồ nhỏ có thể cho vào miệng cách xa tầm tay con. Chúng vừa nhỏ làm trẻ dễ cho vào mũi, miệng gây hóc dị vật. Đồng thời pin chứa chất kiềm, nếu bị nhét vào khoang mũi, nuốt vào dạ dày thì chất kiềm sẽ ăn mòn niêm mạc, gây ra tổn thương nặng nề cho trẻ.

- Cha mẹ nên giảng giải và cảnh báo cho con về những đồ vật sẽ gây nguy hiểm tới bé. Tùy theo độ tuổi bé, cha mẹ nên chọn những loại đồ chơi không dễ tháo rời thành các bộ phận nhỏ cho con. Nếu con đã có nhận thức, người lớn phải dặn dò trẻ thông báo ngay với cha mẹ nếu trót nuốt hoặc nhét dị vật vào mũi, tai.

- Phụ huynh hãy để tâm quan sát, kịp thời phát hiện những hiện tượng khác lạ ở con và lập tức đưa bé tới bệnh viện, để kịp thời kiểm tra, xử lý nếu chẳng may bé bị hóc, nuốt dị vật hay mắc kẹt dị vật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/tren-nguoi-con-gai-bong-boc-mui-hoi-thoi-me-dua-di-kham-thi-hoang-hot-khi-biet-nguyen-nhan-20200720154828383.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, đến năm 2020 có 80% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội.
  • Sáng 6/12, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (LHPN VN) đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm các mô hình hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc, phát triển trẻ em. Sau thời gian thí điểm và nhân rộng mô hình, từ 9 tỉnh thành phố, đến nay đã có 35 tỉnh thực hiện, dự kiến sắp tới sẽ nhân rộng mô hình chăm sóc và phát triển trẻ em ra toàn quốc.
  • (MangYTe) - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) Đặng Hoa Nam cho biết, 2020 sẽ tập trung thực hiện đồng bộ việc đánh giá, tổng kết, xây dựng chiến lược, chương trình, đề án về trẻ em; tăng cường các giải pháp tạo lập cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em và phát triển toàn diện trẻ em; chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, hội nhập của đất nước.
  • Nữ du khách đã phát hiện một con đỉa dài khoảng 7,5 cm trong mũi của mình sau một tháng kể từ chuyến du lịch đến Đông Nam Á.
  • Dị vật trong mũi, Không thăm dò với tăm bông, không cố gắng hít vào, hãy thổi nhẹ nhàng, loại bỏ dị vật bằng nhíp nếu có thể
  • Một ca bệnh cực kỳ hiếm vừa xảy ra tại Hà Giang, các bác sĩ vừa lấy thành công một con tặc còn sống nằm trong xoang, cùng bên với mũi có polyp của bệnh nhân. Trước tính chất đặc biệt của ca bệnh, một số tờ báo nước ngoài đã đăng tải trường hợp này của Việt Nam.
  • Trẻ bị Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm, trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY