Các nhà nghiên cứu của viện Karolinska tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển đã phát triển một mô hình AI sử dụng học sâu để đưa ra chẩn đoán dựa trên dữ liệu hình ảnh, đồng thời mô hình cũng phân tích các hình ảnh chụp quang tuyến vú để phát hiện khả năng bị ung thư vú.
Để đưa ra được phân tích dựa trên hình ảnh chụp, mô hình AI đã được huấn luyện sử dụng hệ dữ liệu bao gồm các hình ảnh chụp quang tuyến vú của các trường hợp được chẩn đoán từ năm 2008 - 2012. Khả năng nhận diện hình ảnh của AI sau đó sẽ được tích hợp vào một hệ neuron thần kinh sâu đã được đào tạo dựa trên ảnh chụp quang tuyến, từ đó dự đoán khả năng xuất hiện ung thư vú.
Hiện nay, hầu hết các chương trình sàng lọc ung thư vú dựa trên hình ảnh chụp quang vú định kỳ hằng năm hoặc 2 năm một lần. Các bác sĩ phải lấy mẫu mô của các hạch bạch huyết của bệnh nhân ung thư vú để xem xét các tế bào ung thư và khả năng lan rộng của chúng. Do đó, các nhà khoa học ứng dụng AI bằng một mô hình máy học để phát hiện các tổn thương trong hình ảnh bệnh lý, hỗ trợ các bác sĩ sớm phát hiện ung thư vú một cách hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, AI có thể được cải tiến liên tục và sàng lọc chính xác hơn khi được tiếp xúc với các hệ thống dữ liệu chất lượng cao hơn.
Chủ đề liên quan:
AI có thể công nghệ được công bố mầm mống ngày 17/12 nghiên cứu nhân tạo phát hiện Radiology sàng lọc sàng lọc ung thư sàng lọc ung thư vú Theo một trên tạp chí trí tuệ ung thư ung thư vú ung thư vú.