Tâm linh hôm nay

Triển lãm những báu vật di sản văn hóa PGVN

Dấu tích mỹ thuật thời Phật giáo thời Lê Sơ hiện tồn rất ít. Nhà Mạc tuy vẫn đề cao Nho giáo nhưng không hạn chế những tư tưởng phi Nho nên Phật giáo bắt đầu có dấu hiệu phục hưng. Giai đoạn này còn để lại cho hậu thế nhiều di sản có giá trị

Ngày 25/2/2013, tại 25 tông đản, hoàn kiếm, hà nội, bảo tàng lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc phòng trưng bày “di sản văn hóa phật giáo việt nam”. sẽ diễn ra từ ngày 25/2/2013 đến hết tháng 8/2013.

Phòng trưng bày, gồm gần 200 tài liệu, hiện vật được giới thiệu theo các thời kỳ lịch sử: 10 thế kỷ đầu công nguyên, thời Lý – Trần, thời Lê sơ – Mạc, thời Lê Trung Hưng – Tây Sơn và thời Nguyễn.

Các loại hình hiện vật bao gồm: tranh, tượng Phật, vật liệu trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí, bia ký…

Đặc biệt, trong số hiện vật đưa ra trưng bày có chiếc trống đồng Cảnh Thịnh, đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (năm 1800) là một trong 11 Bảo vật quốc gia Việt Nam của Bảo tàng mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận đợt I, tháng 10-2012.


Phật giáo du nhập vào việt nam từ rất sớm và đã nhanh chóng được bản địa hóa. trong lịch sử phát triển hơn 2000 năm qua, phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. khối di sản này bao gồm hệ thống những ngôi chùa, những bảo tháp nổi tiếng còn lại đến ngày nay như chùa dạm, chùa phật tích (bắc ninh), tháp bình sơn (phú thọ)... các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí… cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc và nhiều nghi lễ phật giáo không chỉ mang đậm dấu ấn việt nam mà còn phản ánh mối giao lưu văn hóa trong khu vực.

Từ triều Đinh - Tiền Lê đến triều Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo. Đặc biệt, dưới vương triều Trần, vua Trần Nhân Tông là vị tổ thứ Nhất của dòng thiền Trúc Lâm, mở ra một dòng Phật giáo đặc sắc Việt Nam. Dưới triều Lý - Trần, có “Tứ Đại Khí” rất nổi tiếng là tháp Báo Thiên (1057), chuông Quy Điền (1080), vạc Phổ Minh (1262) và tượng Phật Di Lạc chùa Quỳnh Lâm. Đáng tiếc thay “Tứ Đại Khí” này đều bị quân Minh xâm lược tàn phá ở thế kỷ XV.

Di sản văn hóa phật giáo việt nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó với cảnh quan chung. mỗi ngôi chùa là một danh lam cổ tích, từng bộ phận kiến trúc, từng pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự… trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. phật giáo ở việt nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc việt nam.

Nhằm giới thiệu khái quát những nét đặc trưng và những giá trị đặc sắc của phật giáo việt nam, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc, chuyên đề được bảo tàng lịch sử quốc gia tổ chức trưng bàycũng trên tinh thần trân quý đó.

1. Di sản văn hóa Phật giáo Việt nam 10 thế kỷ đầu công nguyên

Khởi nguyên, Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam. Luy Lâu (Bắc Ninh) sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, Phật giáo đã dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng và thờ cúng mang sắc thái riêng gắn với tục thờ Tứ Pháp mà ngày nay vẫn còn lưu dấu ấn đậm nét.

Bước vào thời đầu dựng nền độc lập tự chủ, với tinh thần nhập thế vì công cuộc dựng nước và giữ nước, Phật giáo bắt đầu xác lập vị thế là quốc giáo. Tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng với nét độc đáo riêng gắn với cảnh quan núi đá vôi. Nơi đây còn lưu lại nhiều thạch kinh cổ, tiêu biểu là cột kinh Lăng Nghiêm chùa Nhất Trụ, các cột kinh Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni.

Với vương quốc Champa cổ, giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của Phật giáo là thế kỷ IX - X dưới triều Indravarman II, khi Phật viện Đồng Dương ra đời. Đồng Dương đã có đóng góp đặc sắc vào di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam bởi sự hùng vĩ, trang nghiêm của một quần thể kiến trúc cùng phong cách nghệ thuật điêu khắc độc đáo thể hiện tính năng động và hiện thực khi mô tả đặc điểm người Chăm.

Với óc eo - phù nam, giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật phật giáo ở đây là từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7 với những pho tượng phật bằng vàng, đá, gỗ khá lớn và độc đáo. sự đa dạng về loại hình và hình thức thể hiện đã phản ánh sự phức tạp và đan xen cuả các nguồn gốc ảnh hưởng trong đó chủ yếu là nghệ thuật ấn độ, đồng thời vẫn thể hiện rõ xu hướng hiện thực - bản điạ hóa.

2. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần

Thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo. Vì vậy, Phật giáo đã để lại dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Phong cách nghệ thuật Phật giáo giai đoạn này vừa mang đậm bản sắc Việt vừa biểu hiện sự tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại sinh, nhất là văn hóa ChămPa. Đặc biệt, giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của một dòng thiền Việt Nam: thiền phái Trúc Lâm do Vua Trần Nhân Tông khai sáng trên cơ sở thống nhất các dòng thiền trước đó. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm mang ý nghĩa rất lớn về tính độc lập tự chủ của dân tộc.

3. Di sản văn hóa Phật giáo thời Lê sơ - Mạc

Thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và là nền tảng để xây dựng mọi thể chế chính trị và xã hội. Dấu tích mỹ thuật thời Phật giáo thời Lê Sơ hiện tồn rất ít. Nhà Mạc tuy vẫn đề cao Nho giáo nhưng không hạn chế những tư tưởng phi Nho nên Phật giáo bắt đầu có dấu hiệu phục hưng. Giai đoạn này còn để lại cho hậu thế nhiều di sản có giá trị như tượng Bồ tát Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), chùa Đào Xuyên (Hà Nội)... cùng nhiều chân đèn, lư hương được đặt làm có minh văn ghi rõ niên đại, nghệ nhân chế tác, người đặt làm và tên chùa được cung tiến.

4. Di sản văn hóa Phật giáo thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn

Thời Lê Trung Hưng - Tây Sơn, nhiều ngôi chùa lớn được trùng tu hoặc dựng mới, như chùa Keo (Thái Bình) chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) chùa Mía, chùa Kim Liên, chùa Tây Phương, chùa Bộc (Hà Nội)… Ngoài ra, di sản văn hóa Phật giáo thời kỳ này còn để lại nhiều kiệt tác điêu khắc như tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp, chùa Mễ Sở (Hưng Yên), hệ thống tượng chùa Tây Phương...

5. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Nguyễn

Thời nguyễn đã để lại cho dân tộc một khối phật giáo đồ sộ. hàng ngàn ngôi chùa làng từ bắc chí nam được trùng tu, đúc chuông, tô tượng; hàng loạt bộ kinh phật được in khắc; nhiều bộ tranh thờ phật giáo bằng gỗ, giấy được chạm, vẽ... do kinh thành huế trở thành trung tâm chính trị của cả nước nên chùa chiền ở đây phát triển mạnh. nếp chùa huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa việt nam, nhưng đã hình thành một phong cách riêng mang đậm sắc thái huế với các đặc trưng tinh tế, giản dị; không đồ sộ, khoa trương; ẩn tàng hài hòa với thiên nhiên.

Thông qua Phòng trưng bày này, tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong khối di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mong muốn giới thiệu tới công chúng tham quan những nét đặc trưng cùng những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.

Lam Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/trien-lam-nhung-bau-vat-di-san-van-hoa-pgvn-d9811.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY